Thứ Hai, 02/10/2023 18:12

Góc nhìn 03/10: Tiếp tục áp lực điều chỉnh

KBSV cho rằng xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn vẫn đang đóng vai trò chủ đạo, nhưng VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua áp lực điều chỉnh trong các phiên tới với ngưỡng hỗ trợ gần được đặt quanh 1,14x.

Giằng co

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng chỉ số VN-Index có thể biến động giằng co quanh đường trung bình 100 phiên và thị trường có thể vẫn có khả năng quay lại đà giảm trong phiên kế tiếp.

Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn bi quan với diễn biến thị trường hiện tại và thị trường vẫn đang trong giai đoạn hồi phục kỹ thuật. Điểm tiêu cực là lực cầu vẫn còn yếu khiến thị trường vẫn chưa thể hồi phục mạnh cho nên Yuanta vẫn còn e ngại ở nhịp hồi này. Ngoài ra, tỷ lệ Risk/Reward của chỉ số VN-Index ở mức 0.98, nên Yuanta cho rằng đây vẫn chưa phải là điểm mua an toàn.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, trong ngắn hạn Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nên tận dụng nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu và chưa nên mua mới trong giai đoạn này.

Tiếp tục kháng cự ở 1,200 điểm

CTCK Beta: Theo quan điểm kỹ thuật, chỉ số VN-Index vẫn đang nằm trong xu hướng giảm ngắn hạn khi nằm dưới đường MA10 và MA20. Các chỉ báo kỹ thuật MACD, ADX và SAR duy trì tín hiệu tiêu cực.

Tuy nhiên, khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu tiếp tục thu hẹp, đồng thời đường DI+ và đường DI- cũng đang có dấu hiệu hội tụ mở ra khả năng tạo đáy tích lũy khi thanh khoản duy trì ở mức thấp. Vùng 1,12x điểm vẫn sẽ đóng vai trò hỗ trợ trong thời gian tới, trong khi đó mốc 1,200 điểm một lần nữa sẽ đóng vai trò kháng cự.

Bước sang tháng 10, dòng tiền đang có dấu hiệu phân hóa khi tập trung hướng vào những ngành nghề và doanh nghiệp có thông tin hỗ trợ cho triển vọng kinh doanh giai đoạn cuối năm cũng như những doanh nghiệp kỳ vọng có kết quả kinh doanh khả quan trong quý 3 khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang tới gần.

Kỳ vọng vượt mức cản gần nhất

CTCK Tiên Phong (TPS): Hiện tại, thị trường được kỳ vọng sẽ vượt được mức cản gần nhất là đường SMA 100 ngày, qua đó mở ra cơ hội để chỉ số hướng về đường SMA 20 ngày. Ngược lại, nếu hỗ trợ trên bị phá vỡ, chỉ số có thể lùi sâu về cận dưới của kênh giá tăng (bắt đầu từ tháng 11/2022) để hình thành mẫu hình 2 đáy (Double Bottom).

Thiếu động lực bứt phá

CTCK Asean (Aseansc): Trong ngắn hạn, thị trường đang thiếu vắng những động lực bứt phá trong ngắn hạn trong bối cảnh các hoạt động kinh tế hồi phục chậm.

Do đó, Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì quan điểm thận trọng, chờ đợi các thông tin về kết quả kinh doanh quý 3 và chỉ giải ngân thăm dò khi thị trường xuất hiện tín hiệu đảo chiều rõ ràng.

Nới rộng nhịp hồi phục nhưng phụ thuộc vào dòng tiền hỗ trợ

CTCK Rồng Việt (VDSC): Có thể thấy áp lực cung có chiều hướng giảm sau 3 phiên lưỡng lự. Tín hiệu này có thể giúp chỉ số nới rộng nhịp hồi phục nhưng mức độ hồi phục sẽ hạn chế và tùy thuộc vào trạng thái dòng tiền hỗ trợ.

Nếu dòng tiền hỗ trợ vẫn còn thấp thì rủi ro suy yếu trở lại sau nhịp hồi phục vẫn còn hiện hữu.

Xu hướng giao dịch tương đối cân bằng trên vùng hỗ trợ ngắn hạn

CTCK Đông Á (DAS): Nhà đầu tư chờ đợi số liệu kinh doanh quý 3 để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết sau giai đoạn cổ phiếu tăng giá.

Đánh giá chung, thị trường đã điều chỉnh mạnh trong hai tuần trước và hiện giao dịch tương đối cân bằng, duy trì trên vùng hỗ trợ ngắn hạn, thanh khoản cạn kiệt khi nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi xu hướng rõ ràng hơn để giải ngân.

Tiếp tục áp lực điều chỉnh

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Việc hình thành mẫu nến doji cùng thanh khoản sụt giảm phiên 02/10 cho thấy áp lực cung cầu tương đối cân bằng và trạng thái thị trường đang trở nên có phần trung tính hơn.

Mặc dù vậy, với xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn vẫn đang đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua áp lực điều chỉnh trong các phiên tới với ngưỡng hỗ trợ gần được đặt quanh 1,14x. 

 

Ngưỡng 1,165 cần được chinh phục

CTCK BIDV (BSC): Trong những phiên giao dịch tới, xu hướng giằng co có thể sẽ tiếp tục và ngưỡng 1,165 cần được chinh phục để chỉ số quay trở lại xu hướng tích cực hơn.

Tiếp tục điều chỉnh

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Thị trường dù đang có tín hiệu hồi phục tuy nhiên vẫn có rủi ro VN-Index lại tiếp tục điều chỉnh trong các phiên tới.  Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng thấp, kiên nhẫn theo dõi diễn biến thị trường trong các phiên tới. Với nhà đầu tư trung, dài hạn khả năng cao thị trường sẽ đi vào vùng tích lũy lại do đó có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn chưa rõ ràng

CTCK Vietcombank (VCBS): Tuy thị trường chung vẫn đang rung lắc và chưa rõ xu hướng ngắn hạn nhưng sự phân hóa vẫn được thể hiện rõ rệt và tìm đến những cổ phiếu riêng lẻ. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng những phiên tăng điểm để cơ cấu, thu gọn lại danh mục, hoặc có thể giải ngân bắt đáy lướt sóng với tỉ trọng thấp từ 10-25% tài khoản đối với những cổ phiếu thuộc các nhóm ngành có xu hướng phục hồi tốt hơn thị trường.

Tiếp diễn đợt phục hồi

CTCK Phú Hưng (PHS): Thị trường đang tiếp diễn đợt hồi phục kỹ thuật sau phiên tăng 02/10. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc thực hiện các vị thế giao dịch lướt sóng T+ với tỷ trọng nhỏ. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, dự báo kinh doanh quý 3 tăng trưởng và đang thu hút được dòng tiền mạnh.

Lực bán từ vùng kháng cự 1,165 chiếm ưu thế trở lại

CTCK Vietcap (VCSC): Dự báo ngày mai (03/10), lực bán từ vùng kháng cự EMA100 của VN-Index tại 1,165 điểm có thể sẽ chiếm ưu thế trở lại.  Khi đó, chỉ số đại diện sàn HOSE sẽ giảm và kiểm định lại mức đáy gần nhất và đường EMA200 ngày tại 1,137-1,145 điểm. Nếu lực bán gia tăng mạnh hơn và khiến vùng hỗ trợ này bị phá vỡ, xu hướng giảm điểm của VN-Index sẽ tiếp diễn với mục tiêu tiếp theo là 1,100-1,105 điểm.

Ở kịch bản có xác suất thấp hơn nếu lực mua giá cao cải thiện giúp VN-Index đóng cửa trên 1,165 điểm, chỉ số sẽ kéo dài nhịp hồi phục lên vùng 1,190 điểm.

Đi ngang với thanh khoản sụt giảm

CTCK Agribank (Agriseco Research): VN-Index tiếp tục đi ngang với thanh khoản sụt giảm để tìm điểm cân bằng trước khi hình thành xu hướng mới rõ ràng hơn. Mặc dù vậy, thị trường sẽ phân hóa và dòng tiền có thể tìm đến những cổ phiếu có câu chuyện riêng.

Agriseco Research cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng và giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải. Có thể cân nhắc giải ngân tỷ trọng nhỏ ưu tiên nhóm cổ phiếu đang thu hút dòng tiền tốt hoặc nhóm kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 khả quan như nhóm xuất khẩu, cảng biển, dầu khí. Lưu ý, cần tuần thủ kỷ luật trading và hạn chế sử dụng margin trong giai đoạn hiện tại.

Chờ đợi những thông tin mới

CTCK Shinhan Việt Nam (SSV): Kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đi ngang chờ đợi những thông tin mới như kết quả kinh doanh quý 3. Trong các phiên tới, nếu thị trường hình thành cây nến đóng cửa giảm tại vùng 1,140 thì khả năng cao thị trường sẽ hình thành xu thế giảm mạnh. Ngược lại, nếu thị trường vượt thoát hẳn vùng 1,160 sẽ mở ra con sóng tăng mới cho thị trường. Vùng hỗ trợ và kháng cự tham chiếu là 1,140-1,200.

 

Đức Đỗ

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 02 - 06/10: Vùng 1,120 vẫn là hỗ trợ quan trọng (01/10/2023)

>   Cổ phiếu VTP, IDC và BCG có tích cực? (02/10/2023)

>   VN-Index có thể lên 2,300 - 2,500 điểm nếu thị trường được nâng hạng (29/09/2023)

>   Góc nhìn 29/09: Vẫn chưa tạo đáy? (28/09/2023)

>   Khơi thông kênh cấp vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu (28/09/2023)

>   Chính sách tiền tệ khó đảo chiều, chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn hơn vàng, bất động sản, tiết kiệm (27/09/2023)

>   Góc nhìn 28/09: Hạn chế mua đuổi? (27/09/2023)

>   Chứng khoán điều chỉnh sẽ hút vốn đầu tư từ vàng, trái phiếu và bất động sản (27/09/2023)

>   Góc nhìn 27/09: Rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh? (26/09/2023)

>   Góc nhìn 26/09: Chưa dứt đà bán tháo? (25/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật