Thứ Ba, 19/09/2023 11:24

Ngân hàng Nhà nước đã trình chủ trương cơ cấu lại ngân hàng SCB

Trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại ngân hàng này.

Ngân hàng Nhà nước đã quyết định kiểm soát đặc biệt SCB để xử lý khủng hoảng ở ngân hàng này. Ảnh minh họa: Lê Vũ

Theo TTXVN, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10-2022. Trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng cũng như đề xuất chủ trương của SCB và ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định.

Đây là một nội dung trong báo cáo của Chính phủ vừa gửi đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay.

Theo nội dung của báo cáo, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank).

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.

Đối với Ngân hàng SCB, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định.

Trước đó, tại Nghị quyết 144 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, trong đó phải có báo cáo cấp có thẩm quyền về phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9.

Nguyên Tân

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Giải quyết bài toán lệch pha cung cầu tín dụng cho nông nghiệp ĐBSCL (16/09/2023)

>   Áp lực tỷ giá, lạm phát và bài toán tăng trưởng kinh tế (16/09/2023)

>   Vì sao ngân hàng tích cực mua bán trái phiếu thời gian qua? (09/09/2023)

>   Ngành thông tin truyền thông nộp ngân sách giảm 19% trong tháng 8 (07/09/2023)

>   Hơn 40 cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn dưới 25% sau 8 tháng (05/09/2023)

>   Thị trường tài chính tiêu dùng chuyển mình (05/09/2023)

>   Tăng trưởng tín dụng khó đạt mục tiêu (03/09/2023)

>   Nợ xấu bất động sản tăng khiến việc thanh lý tài sản căng thẳng (02/09/2023)

>   Việt Nam và tương lai của thị trường tài sản mã hóa (02/09/2023)

>   Mong đợi gì ở phiên giải trình về hoàn thuế VAT? (31/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật