Thứ Năm, 07/09/2023 21:22

Ngành thông tin truyền thông nộp ngân sách giảm 19% trong tháng 8

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 8 vừa qua, ngành thông tin và truyền thông đã nộp ngân sách nhà nước hơn 8.850 tỉ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 8 vừa qua, ngành thông tin và truyền thông đã nộp ngân sách nhà nước hơn 8.850 tỉ đồng. Ảnh: Lê Vũ

TTXVN cho biết, tháng 8 vừa qua, ngành thông tin và truyền thông đã nộp ngân sách nhà nước hơn 8.850 tỉ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 8-2023, doanh thu toàn ngành ước đạt hơn 321.800 tỉ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông, một số hoạt động nổi bật của ngành trong tháng 8 vừa qua như thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tần số. Theo đó, bộ đã thực hiện xử lý 32 vụ vi phạm về sử dụng tần số.

Cũng trong tháng 8, đơn vị đã ký kết thỏa thuận về việc từ chối dịch vụ đối với khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán cước dịch vụ truy nhập Internet ADSL/FTTH. Các doanh nghiệp thống nhất là từ chối cung cấp dịch vụ cho các khách hàng đăng ký mới dịch vụ truy nhập Internet ADSL/FTTH khi đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán giá cước với một trong các bên…

Trong tháng 9, các đơn vị liên quan sẽ nghiên cứu, xây dựng dự thảo chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030, đồng thời, hoàn thiện sửa đổi Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

Dự thảo chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng sẽ được hoàn thiện. Ngoài ra, đơn vị sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền về việc phân bổ băng tần thương mại thiết lập mạng 5G phục vụ mạng chuyên dùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; triển khai chương trình tháng 10 – tháng tiêu dùng số, tháng hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia; tổ chức diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất…

Hiển thị tên cơ quan tại các cuộc gọi để chống lừa đảo

Theo TTXVN, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đang nghiên cứu giải pháp xử lý tin nhắn, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo, trong đó, đang trao đổi để tiến hành thí điểm định danh cuộc gọi (cuộc gọi hiển thị tên cơ quan) một số cơ quan công quyền như công an, cảnh sát giao thông, viện kiểm sát, ngân hàng. Trước đó, đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng tính năng này đã được các nhà mạng triển khai.

Từ 10-9, các đại lý dừng bán thẻ SIM

Liên quan đến việc xử lý sim rác, từ ngày 10-9, các đại lý ủy quyền của nhà mạng trên toàn quốc sẽ dừng bán thẻ SIM, để giảm SIM không chính chủ. Theo tính toán, hằng tháng có khoảng 1,5 triệu SIM phát hành ra thị trường. Trong đó, có tới 80% phát hành qua kênh đại lý ủy quyền của nhà mạng.

Ngoài ra, trong các đợt rà soát vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã loại bỏ hơn 12,5 triệu SIM không chính chủ ra khỏi hệ thống.

T.Đào

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Hơn 40 cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn dưới 25% sau 8 tháng (05/09/2023)

>   Thị trường tài chính tiêu dùng chuyển mình (05/09/2023)

>   Tăng trưởng tín dụng khó đạt mục tiêu (03/09/2023)

>   Nợ xấu bất động sản tăng khiến việc thanh lý tài sản căng thẳng (02/09/2023)

>   Việt Nam và tương lai của thị trường tài sản mã hóa (02/09/2023)

>   Mong đợi gì ở phiên giải trình về hoàn thuế VAT? (31/08/2023)

>   Tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng chỉ đạt 1,5% (31/08/2023)

>   VAMC đề xuất tăng vốn điều lệ và phát hành trái phiếu có lãi suất để mua nợ (28/08/2023)

>   Qua thời đỉnh cao CASA? (26/08/2023)

>   Thử nghĩ về đầu tư công ‘xanh’ (25/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật