Thứ Ba, 05/09/2023 16:21

Hơn 40 cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn dưới 25% sau 8 tháng

Theo Bộ Tài chính, 8 tháng đầu năm, cả nước còn 33 bộ, cơ quan trung ương và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 25% kế hoạch vốn. Nguyên nhân được xác định là do những vướng mắc về biến động giá nguyên vật liệu, khó khăn về nguồn cung, khan hiếm nguyên vật liệu; một số dự án đang hoàn thiện đủ thủ tục đầu tư; một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang đề nghị giảm kế hoạch năm 2023.

Trong 8 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công cả nước đạt 42,3% kế hoạch Thủ tướng giao. Ảnh minh hoạ: Trung Chánh

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, giải ngân vốn đầu tư công cả nước trong 8 tháng đầu năm đạt gần 299.500 tỉ đồng, đạt 39,6% kế hoạch vốn và đạt 42,3% kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn trong nước đạt 43% kế hoạch vốn, vốn nước ngoài là 25,95%.

TTXVN dẫn thông tin từ báo cáo nêu trên, liệt kê 11 bộ, cơ quan trung ương và 33 địa phương có tỷ lệ giải ngân từ 40% trở lên. Nổi bật như Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt 65,38% kế hoạch vốn, Ngân hàng Nhà nước đạt 62,75%, Ngân hàng Phát triển là 100%, tỉnh Tiền Giang đạt 62,12%, tỉnh Long An đạt 66,18% và tỉnh Đồng Tháp chiếm 66,94% kế hoạch vốn.

Tuy nhiên, còn 41 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40% kế hoạch vốn. Trong đó, có 33 bộ, cơ quan trung ương và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 25% kế hoạch vốn.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân này như một số dự án đang hoàn thiện đủ thủ tục đầu tư để phân bổ vốn. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang đề nghị giảm kế hoạch năm 2023. Một số địa phương chưa tổ chức đấu giá đất nên chưa có số thu để giải ngân cho dự án.

Ngoài ra còn những vướng mắc về biến động giá nguyên vật liệu, khó khăn về nguồn cung, khan hiếm nguyên vật liệu dẫn đến chủ đầu tư chậm thực hiện các thủ tục về điều chỉnh dự toán giá hợp đồng; chậm phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án. Một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA cũng đang gặp khó khăn trong việc gia hạn hiệp định hay thực hiện các thủ tục điều chỉnh, đấu thầu, nghiệm thu.

Trên cơ sở này, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng cần phân bổ kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thuộc danh mục dự án được giao, đồng thời, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 cho phù hợp.

T.Đào

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Thị trường tài chính tiêu dùng chuyển mình (05/09/2023)

>   Tăng trưởng tín dụng khó đạt mục tiêu (03/09/2023)

>   Nợ xấu bất động sản tăng khiến việc thanh lý tài sản căng thẳng (02/09/2023)

>   Việt Nam và tương lai của thị trường tài sản mã hóa (02/09/2023)

>   Mong đợi gì ở phiên giải trình về hoàn thuế VAT? (31/08/2023)

>   Tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng chỉ đạt 1,5% (31/08/2023)

>   VAMC đề xuất tăng vốn điều lệ và phát hành trái phiếu có lãi suất để mua nợ (28/08/2023)

>   Qua thời đỉnh cao CASA? (26/08/2023)

>   Thử nghĩ về đầu tư công ‘xanh’ (25/08/2023)

>   Tích hợp dữ liệu liên thông: yêu cầu cấp thiết cho môi trường số an toàn (25/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật