Thứ Năm, 03/11/2022 16:24

Dịch vụ

Cảnh báo các hình thức lừa đảo mới trong lĩnh vực tài chính

Lợi dụng kẽ hở của công nghệ các đối tượng thường xuyên sử dụng hình thức lừa đảo tinh vi, đánh vào sự cả tin, thiếu hiểu biết, lòng tham… lợi dụng uy tín của ngân hàng/ công ty tài chính nhằm chiếm đoạt tài sản, khiến nhiều người lao đao…

Các hình thức lừa đảo rất đa dạng và được thay đổi liên tục khiến cho các cơ quan chức năng phải vất vả truy quét. Dưới đây là 3 hình thức lừa đảo tài chính phổ biến nhất hiện nay.

Cảnh báo các hình thức lừa đảo tài chính phổ biến

1. Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo qua điện thoại

Các đối tượng sẽ giả danh ngân hàng để gọi điện, gửi tin nhắn, email… mời chào, cung cấp các khoản vay online từ ngân hàng.

Hành vi lừa đảo được chúng thực hiện bằng cách hướng dẫn nạn nhân làm các thủ tục vay, mở tài khoản online, sau đó gửi yêu cầu xác nhận phê duyệt khoản vay và yêu cầu nộp các khoản tiền lệ phí, tiền trả góp… để chiếm đoạt.

2. Lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng

Đây là hình thức đánh vào lòng tham của nạn nhân. Kẻ lừa đảo sẽ sử dụng hình thức chuyển tiền đến tài khoản của bạn, số tiền có thể là vài triệu, vài trăm triệu đến cả tỷ đồng, bạn không biết người gửi là ai cũng không biết mục đích cụ thể của số tiền chuyển. Nếu bạn sử dụng số tiền đó bằng cách rút tiền hay quẹt thẻ nghĩa là bạn đã vay tiền với mức lãi suất cắt cổ, hay dù không vay tiền thì số tiền bạn sử dụng cũng là bất hợp pháp.

Bởi vậy nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần đến ngay ngân hàng, truy soát thông tin tiền gửi, và đợi trả lại khoản tiền để tránh những rủi ro không đáng có. 

3. Giả mạo tin nhắn ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hình thức này đối tượng lừa đảo sẽ gửi tin nhắn với tiêu đề trùng với tên tin nhắn của ngân hàng. Tin nhắn này mạo danh thương hiệu ngân hàng nên sẽ được lưu trong cùng mục với các tin nhắn của ngân hàng trên điện thoại di động của khách. Nội dung tin nhắn thường là “Ngân hàng thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, khách hàng cần ấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực”. Thực chất đây là đường link giả mạo, lừa đảo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản.

Sau khi truy cập và làm theo hướng dẫn tài khoản của khách hàng có thể trở về số 0 mà không biết kêu ai.

Ngoài 4 hình thức phổ biến trên còn rất nhiều hình thức tinh vi tương tự như lừa đảo cuộc gọi vi phạm giao thông bằng cách yêu cầu thanh toán phiếu phạt, giả nhân viên cửa hàng, sổ số báo trúng giải... Bởi thế, để không biến mình thành nạn nhân khách hàng cần hết sức cảnh giác, không tham lam lợi (những miếng mồi của kẻ lừa đảo)

4. Làm thế nào để không bị lừa đảo bởi những đối tượng trên?

Lừa đảo tài chính các cách để phòng trừ

Với nhiều chiêu thức tinh vi và hình thức đa dạng khó lường, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức bảo vệ cần thiết như:

  • Đăng ký nhận thông báo biến động số dư tài khoản qua tin nhắn SMS hoặc tin nhắn OTT do ngân hàng cung cấp để kịp thời cập nhật các thông tin thay đổi của tài khoản.
  • Đặt mật khẩu các dịch vụ ngân hàng điện tử khó đoán có tính bảo mật cao (tránh đặt ngày sinh, tên người thân, số điện thoại…), có thói quen thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi cảm thấy nghi ngờ. Không sử dụng các phần mềm lưu trữ mật khẩu, không dùng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng điện tử và đăng nhập vào các mạng xã hội.
  • KHÔNG cung cấp Tên đăng nhập/Mật khẩu đăng nhập/Mã xác thực OTP của dịch vụ Ngân hàng điện tử cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng.
  • Đăng ký sử dụng phương thức xác thực Soft OTP khi thực hiện các giao dịch trực tuyến.
  • Tuyệt đối không bấm vào các đường link lạ được gửi qua tin nhắn/email/kênh mạng xã hội mạo danh ngân hàng.
  • Không thực hiện các thao tác làm theo hướng dẫn do các số điện thoại lạ gọi đến, kể cả là cán bộ ngân hàng và các cơ quan khác khi chưa xác mình được thông tin chính xác.
  • Trường hợp tin nhắn SMS hiển thị tên ngân hàng nhưng nội dung có chứa các đường link lạ, các ngân hàng hay các công ty tài chính như Tima không bao giờ gửi các đường link có nguồn không chính thức.
  • KHÔNG quét các QR code không rõ nguồn gốc hoặc khi chưa nắm rõ thông tin.
  • KHÔNG để lại số điện thoại, CMND, hình ảnh/thông tin tài khoản Ngân hàng/ví điện tử trên mạng xã hội.

Trên đây là những hình thức lừa đảo tài chính phổ biến nhất cùng những cách để tránh lừa đảo tài chính. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp là hữu ích cho bạn để tránh được những rủi ro không đáng có. 

FILI

Các tin tức khác

>   Nhập sỉ giày Adidas uy tín chất lượng tại Giày Sỉ HCM (03/11/2022)

>   Những trường phái ẩm thực hàng đầu Trung Quốc (01/11/2022)

>   Ghế massage Atochi - Thương hiệu uy tín chăm sóc sức khỏe cho mọi gia đình (01/11/2022)

>   ICotton Việt Nam - Xưởng may áo thun đồng phục chất lượng cao (01/11/2022)

>   Chi phí du học tiếng Anh tại Philippines: Có rẻ như chúng ta thường nghĩ? (01/11/2022)

>   VietstockFinance: Thả ga khám phá thế giới dữ liệu tài chính (01/11/2022)

>   Sim Đại Phát- đơn vị cung cấp sim số đẹp hàng đầu Việt Nam (26/10/2022)

>   Quà Tết doanh nghiệp 2023 - Những lưu ý không thể bỏ qua (26/10/2022)

>   Muốn kiếm nhiều tiền thì phải giỏi cái gì? (25/10/2022)

>   5 lý do theo Boss Luxury các tín đồ nhất định phải sở hữu một chiếc đồng hồ Patek Philippe (25/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật