Chủ Nhật, 17/04/2022 20:00

Ngân hàng Thế giới: RCEP và các hiệp định thương mại tự do sẽ thúc đẩy kinh tế Campuchia

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Campuchia trong thời gian tới, theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB).

Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới cho rằng: “Luật Đầu tư, hiệp định thương mại tự do Campuchia – Trung Quốc, hiệp định thương mại tự do Campuchia – Hàn Quốc và RCEP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và thương mại trong những năm tới”.

RCEP là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới. Các thành viên RCEP gồm có 10 nước thành viên ASEAN và các đối tác thương mại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

RCEP và hiệp định thương mại tự do giữa Campuchia – Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Trong khi đó, hiệp định thương mại tự do Campuchia – Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ sớm đi vào hiệu lực.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, kinh tế Campuchia được dự báo tăng trưởng 4.5% trong năm 2022, tăng 3% so với năm 2021. Trong trung hạn, tăng trưởng kinh tế của Vương quốc được kỳ vọng sẽ quay lại xu hướng tăng trưởng tiềm năng khoảng 6%.

Đà phục hồi tăng trưởng kinh tế trong năm nay được kỳ vọng vẫn được hỗ trợ nhờ hoạt động kinh tế trong nước và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Hoạt động sản xuất định hướng xuất khẩu của Vương quốc có thể vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng cho biết thêm, lạm phát được dự báo tăng lên 6.5% trong năm 2022 vì giá dầu và thực phẩm gia tăng. Trong năm 2021, tỷ lệ làm phát tại Campuchia là 3.5%.

Báo cáo nêu: “Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng truyền thống, nhất là các sản phẩm dệt may, du lịch, các ngành sản xuất xe đạp, giày dép và nông nghiệp đã khôi phục hoàn toàn”.

Tuy nhiên, lĩnh vực du lịch và lữ hành then chốt của Campuchia vẫn yếu. Giai đoạn trước đại dịch, lĩnh vực này đã đóng góp 25% vào GDP của Vương quốc và thuê khoảng 2 triệu lao động.

Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cao đã giúp khôi phục hoạt động kinh tế của Vương quốc.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, Campuchia đã chứng kiến sự phục hồi đáng kể trong lĩnh vực xuất khẩu. Bên cạnh đó, thông qua chương trình tiêm vắc- xin,  quốc gia Đông Nam Á này đã kiểm soát tốt được dịch Covid-19 nên những biện pháp kiểm soát đã được dỡ bỏ, giúp vực dậy các hoạt động kinh tế.

Theo Bộ Y tế Campuchia, tính đến nay, 14.83 triệu dân số đã được tiêm một mũi vắc-xin Covid-19, đạt 92.7% dân số cả nước.  Tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc-xin đạt 87.8%.

Với tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 cao, Campuchia đã khôi phục hoàn toàn hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, tháng 11/2021, Vương quốc đã mở cửa lại biên giới chào đón du khách quốc tế đã tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 mà không cần phải cách ly y tế.

Khai Tâm (Theo Khmer Times)

FILI

Các tin tức khác

>   NHTW Campuchia muốn thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ (28/03/2022)

>   Lạm phát tại Lào tiếp tục lập đỉnh mới (12/04/2022)

>   RCEP có thể giúp Campuchia thoát mác "quốc gia kém phát triển" vào năm 2028? (01/04/2022)

>   Kinh tế Campuchia có triển vọng tươi sáng trong năm 2022? (22/03/2022)

>   Xuất khẩu hàng hóa của Campuchia tăng mạnh trong năm 2021 (08/03/2022)

>   Campuchia chứng kiến xuất khẩu tăng mạnh ở nhiều mặt hàng (27/03/2022)

>   3 xu hướng có thể thúc đẩy phát triển kinh tế Campuchia (28/02/2022)

>   NHTW Campuchia công bố 10 chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2022 (13/02/2022)

>   Campuchia hỗ trợ thêm 100 triệu USD cho ngành nông nghiệp và các SME (14/02/2022)

>   NHTW Campuchia: GDP có thể tăng trưởng 5% trong năm 2022 (23/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật