Thứ Ba, 22/03/2022 20:00

Kinh tế Campuchia có triển vọng tươi sáng trong năm 2022?

Việc Campuchia đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022, khả năng kiểm soát được dịch Covid-19 và việc thực thi Luật đầu tư mới, năm 2022 hứa hẹn sẽ là một năm cơ hội kinh tế đối với Vương quốc.

Bắt đầu với việc Thủ tướng Hun Sen đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022. Nhà lãnh đạo Campuchia đã đặt việc khôi phục  hòa bình dân sự tại Myanmar trở thành ưu tiên hàng đầu của mình thông qua chuyến thăm ngoại giao đầu tiên tới đất nước này chỉ mới 6 ngày tiếp nhận cương vị mới.

Thủ tướng Hun Sen phát biểu: “Chúng ta không thể tự gọi mình là ASEAN nếu như chúng ta chỉ có 9 thành viên. Chúng ta phải giải cứu ASEAN bằng cách đưa khối này từ 9 thành viên trở lại đủ 10 thành viên. Đó là ưu tiên cao nhất của ASEAN ”.

Thông qua hành động này, Campuchia đã tự khẳng định mình là một quốc gia tiến bộ và ngoại giao. Vương quốc này muốn thế giới biết rằng, về nguyên tắc họ là một đối tác kinh tế đáng tin cậy được xây dựng trên nền tảng đoàn kết và hợp tác.

Kế đến, Campuchia đang củng cố được niềm tin tiêu dùng trong khu vực nhờ khả năng kiểm soát được dịch Covid-19. Quốc gia này đạt tốc độ triển khai vắc-xin Covid-19 nhanh nhất trong khu vực đồng thời còn cung cấp đầy đủ thiết bị vệ sinh và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) bắt buộc. Nhiều bộ trưởng ngoại giao và các doanh nghiệp uy tín đều đánh giá cao hành động hiệu quả của Chính phủ Vương quốc trong công tác phòng chống Covid-19.

Hành động nghiêm khắc này đã giúp nền kinh tế Campuchia nhanh chóng mở cửa trở lại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đồng thời còn thúc đẩy Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng Campuchia năm 2022 lên 5.7%. Để duy trì và hỗ trợ FDI, Chính phủ nước này đã thực hiện cải cách luật về FDI và những ưu đãi thuế dành các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đủ điều kiện.

Tháng 11/2021, Vương quốc đã ban hành các quy định sửa đổi về FDI nhằm tạo ra khung pháp lý mang tính “cởi mở, minh bạch, dễ dự đoán và thuận lợi cho hoạt động đầu tư nhằm thu hút và thúc đẩy đầu tư chất lượng và hiệu quả vào Campuchia”.

Những sửa đổi trong Luật Đầu tư mới của Campuchia nhằm đẩy nhanh và đơn giản hóa việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài bằng cách tăng cường cơ chế một cửa. Một số quy định sửa đổi khác gồm có giảm 150% chi phí cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực và kéo dài thời hạn giảm thuế cho các dự án đầu tư đủ điều kiện (QIP).

Các tiêu chí về QIP hiện được mở rộng sang “các hoạt động xanh” và các dự án hỗ trợ môi trường và tính bền vững của Campuchia. Hiện nay, nhiều SMEs cũng như nhiều hoạt động khác được liệt kê vào QIP. Thế nên, theo Bộ trưởng Sok Chenda Sophea, Tổng thư ký Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), Campuchia dự kiến sẽ sớm công bố một "Danh sách không đủ điều kiện" trong một nghị định bổ sung.

Tổng thư ký CDC cho biết: “Việc liệt kê tất cả các hoạt động đủ điều kiện ưu đãi có thể phải mất vài ký giấy tờ. Thay vào đó, nhằm thực tế hơn, chúng tôi sẽ nói rằng ‘tất cả các hoạt động đều được hưởng ưu đãi, ngoại trừ những hoạt động sau:…’”.

CDC đã và đang nỗ lực thu hút nhiều nhà đầu tư trên khắp mạng lưới ASEAN và các cộng đồng doanh nghiệp liên kết. Hành động này nhằm khẳng định lại thông điệp “tất cả các lĩnh vực tại Campuchia đều mở cửa chào đón nhà đầu tư nước ngoài” để xây dựng niềm tin và khuyến khích hợp tác kinh tế từ các đối tác nước ngoài.

Về quan hệ đối tác đầu tư và thương mại, Campuchia hiện là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. RCEP là Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) lớn nhất thế giới với 15 quốc gia thành viên từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và Việt Nam.

Theo RCEP, Campuchia được hưởng ‘Đối xử ưu đãi’ đối với các mặt hàng xuất khẩu như nông sản thô và chế biến, hàng công nghiệp.

Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Campuchia Lim Heng cho biết: “Việc Vương quốc tham gia càng nhiều hiệp định thương mại tự do càng tốt”. Điều đó cho thấy Campuchia có thể cạnh tranh để trở thành thành viên của các FTA khác như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chính phủ Campuchia cũng đã nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để đảm bảo tính tuân thủ tốt hơn và thông suốt hơn theo các hiệp định thương mại đa phương. Trong số đó, Vương quốc đã triển khai Gói giao dịch điện tử nhỏ dành cho các SME (SeT4SME) – một dự án được thực hiện trong 2 năm nhằm kết nối kỹ thuật số giữa Bưu điện Campuchia với Tổng cục Hải quan và Thuế.

Quan trọng hơn cả, bên cạnh vô số quan hệ đối tác công và tư, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hậu cần và các sáng kiến do nhà nước điều hành cho thấy rằng tinh thần của năm con hổ đã được thể hiện trong kế hoạch hành động của Chính phủ Campuchia. Những  nỗ lực mạnh dạn và khôn ngoan nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 đều được khởi động ngay trong năm 2022 đầy hứa hẹn này.

Khai Tâm (Theo Khmer Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu hàng hóa của Campuchia tăng mạnh trong năm 2021 (08/03/2022)

>   Campuchia chứng kiến xuất khẩu tăng mạnh ở nhiều mặt hàng (27/03/2022)

>   3 xu hướng có thể thúc đẩy phát triển kinh tế Campuchia (28/02/2022)

>   NHTW Campuchia công bố 10 chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2022 (13/02/2022)

>   Campuchia hỗ trợ thêm 100 triệu USD cho ngành nông nghiệp và các SME (14/02/2022)

>   NHTW Campuchia: GDP có thể tăng trưởng 5% trong năm 2022 (23/01/2022)

>   Biến thể Omicron chưa tác động nhiều tới tăng trưởng của lĩnh vực du lịch tại Campuchia (13/01/2022)

>   Việt Nam-Campuchia tiếp đà phát triển hợp tác kinh tế, thương mại (21/12/2021)

>   Campuchia phát hiện ca mắc biến thể Omicron đầu tiên (15/12/2021)

>   Campuchia phục hồi nhanh, nỗ lực mở cửa sau dịch bệnh COVID-19 (23/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật