Thứ Sáu, 22/04/2022 13:00

HPG - Triển vọng tích cực trong năm 2022 (Kỳ 1)

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thép xây dựng và thép ống. Nhu cầu thép trong nước cũng như thế giới được dự báo sẽ tiếp tục hồi phục và chính sách đầu tư công sẽ đem lại triển vọng tích cực cho Hòa Phát trong năm 2022.

Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực

Việc bị ảnh hưởng bởi các yếu vĩ mô như gia tăng lạm phát tại Mỹ khiến cho điều kiện tài chính bị thắt chặt nhanh hơn dự kiến, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc, nguy cơ vỡ nợ các doanh nghiệp bất động sản có tỷ lệ đòn bẩy quá cao hay xung đột Nga - Ukraine đã làm hạ dự báo tăng trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB - World Bank) ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP).

Dự báo tăng trưởng khu vực năm 2022 đã hạ từ mức 5.4% trong kỳ cập nhật trước đó xuống còn 5%. Theo kịch bản xấu, nếu tình hình toàn cầu trở nên xấu hơn và phản ứng chính sách trong nước yếu ớt thì tăng trưởng có thể giảm còn 4%.

Với Việt Nam, dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 là 5.3% trong kịch bản cơ sở cao hơn các nước trong khu vực như Indonesia, Campuchia hay Thái Lan. Với kịch bản xấu xảy ra thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn sánh ngang với Trung Quốc ở mức 4%.

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022

Nguồn: World Bank

Triển vọng ngành thép thế giới

Sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) là 142.7 triệu tấn trong tháng 02/2022, giảm 5.7% so với 02/2021. Trong đó, việc chính phủ Trung Quốc áp các chính sách công nghiệp xanh phần nào hạn chế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Sản lượng thép thô sản xuất nội địa của nước này suy giảm so với cùng kỳ kể từ năm 2021. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tăng sản lượng xuất khẩu, gia tăng thị phần.

Sản lượng thép thô thế giới giai đoạn 08/2020-01/2022. Đvt: Triệu tấn

Nguồn: Worldsteel

Cũng theo Worldsteel, nhu cầu thép toàn cầu (không tính Trung Quốc) trong năm 2022 dự kiến sẽ tăng 4.7% so với năm 2021. Trong đó, Việt Nam được dự đoán tiêu thụ trong nước sẽ tăng 5% trong năm 2022.

Dự báo tiêu thụ thép từng khu vực năm 2022. Đvt: % YoY

Nguồn: Worldsteel

Tình hình trong nước

Sản lượng sản xuất cũng như bán hàng trong tháng 02/2022 của các công ty thành viên VSA đều tăng lần lượt 16.1% và 1.16% so với cùng kỳ và so với tháng 01/2022. Tính trong giai đoạn từ tháng 08/2021 đến nay, tiêu thụ về thép đang có sự hồi phục đáng kể.

Bên cạnh đó, việc gián đoạn cung cầu thế giới do các vấn đề về địa chính trị cũng mang lại những tác động tích cực ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngành thép có thị phần tại Châu Âu.

Tình hình sản xuất - bán hàng các sản phẩm thép năm 2021 và 2 tháng đầu năm 2022. Đvt: Nghìn tấn

Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam

Xuất khẩu thép của Hòa Phát tăng mạnh

Hoạt động xuất khẩu đóng góp quan trọng cho sản lượng năm 2021. Lần đầu tiên xuất khẩu phôi thép và thép xây dựng ghi nhận 2.3 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Sản phẩm tôn mạ cũng có một năm xuất khẩu rực rỡ khi đạt 297,000 tấn, đóng góp 69% tổng lượng tôn Hòa Phát cung cấp cho thị trường.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, lượng thép xây dựng xuất khẩu đã giao hàng đạt 174,000 tấn, gấp 2.6 lần cùng kỳ với các thị trường chính gồm Singapore, Hồng Kông, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia… Ngoài ra, Hòa Phát đã nhận đơn hàng xuất khẩu đến tháng 05/2022 với 720,000 tấn.

Nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng giá bán cũng hồi phục

Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao sẽ gây nguy cơ thu hẹp dần biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành khi mà giá than mỡ luyện cốc (Hard coking coal) của Úc tăng liên tục kể từ quý 3 năm 2021. Giá quặng sắt (62% Fe) và thép phế liệu cũng có xu hướng tăng trở lại.

Biến động giá nguyên vật liệu sản xuất thép giai đoạn 01/2021-03/2022. Đvt: USD/Tấn

Nguồn: Hòa Phát

Tuy nhiên, giá bán thép các loại cũng như giá HRC thế giới và trong khu vực hồi phục trở lại kể từ đầu năm 2022. Điều này mang lại tín hiệu tích cực trong kết quả kinh doanh quý 01/2022 khi các doanh nghiệp trong ngành được hưởng lợi nhờ khoảng chênh lệch tồn kho với giá vốn thấp hơn trước đó.

Diễn biến giá thép Thượng Hải giai đoạn 04/2021-04/2022. Đvt: RMB/Tấn

Nguồn: SteelHome China

Còn về tình hình giá thép trong nước hiện nay, đại diện VSA cho biết, các nhà máy điều chỉnh giá bán thép thành phẩm để bù lại một phần giá thành sản xuất, việc này khiến lượng bán tăng do đầu cơ của nhà phân phối. Triển vọng thị trường năm 2022 bắt đầu với một mặt bằng giá mới khi giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng và nhu cầu trong nước có tín hiệu tốt.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   DBC - Triển vọng dài hạn tích cực, ngắn hạn chưa hấp dẫn (19/04/2022)

>   GMD - Canh mua trong vùng 52,000-55,000 (14/04/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Động lực nào cho ngành thép? (04/04/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành dầu khí (Kỳ 2) - Bộ ba chiến lược: PVS, GAS và PLX (31/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành điện - Năng lượng sạch là xu hướng (15/04/2022)

>   POW - Cổ phiếu an toàn nhưng giá đã không còn hấp dẫn (25/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành dầu khí hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao (kỳ 1) (21/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành bất động sản công nghiệp (10/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Thực phẩm đồ uống - Nhu cầu hồi phục (17/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành cảng biển (Kỳ 2) (23/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật