Thứ Hai, 04/04/2022 13:00

Góc nhìn đầu tư 2022: Động lực nào cho ngành thép?

Năng lực sản xuất đang tăng cao cùng với sản lượng xuất khẩu thép liên tục tăng trưởng qua các năm sẽ là động lực giúp ngành thép tiếp tục đi lên trong năm 2022.

Giá HRC và thép cây duy trì ở mức cao

Ngành thép trong những tháng đầu năm 2022 đã có những chuyển biến tích cực. Giá thép từ thời điểm cuối năm 2021 đến nay đã quay trở lại ở mức cao.

Bên cạnh đó, thép các loại trong nước cũng liên tục tăng giá và dự kiến sẽ vẫn tiếp tục giữ ở mức cao, cho thấy triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp trong năm 2022 vẫn rất tích cực.

Nguồn: Investing

Năng lực sản xuất tăng cao

Năng lực sản xuất thép trong nước liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2021. Sản xuất thép thành phẩm các loại năm 2021 đạt 33.29 triệu tấn, tăng 19.1% so với cùng kỳ năm 2020. Bán hàng thép các loại đạt 29.42 triệu tấn, tăng 15.6% so với cùng kỳ 2020.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 2/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,584 triệu tấn, tăng 16.1% so với cùng kỳ 2021. Tiêu thụ thép các loại đạt 2,574 triệu tấn, tăng 30.1% so với cùng kỳ. Người viết dự tính sản xuất thép thành phẩm các loại năm 2022 có thể đạt 38.64 triệu tấn.

Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)

Xuất khẩu thép tăng trưởng ấn tượng

Tình hình xuất khẩu thép các loại của Việt Nam giai tăng trưởng mạnh qua các năm. Đặt biệt tăng trưởng mạnh trong năm 2020 và 2021 (lần lượt ở mức 47.6% và 32.9% so với cùng kỳ). Giới phân tích dự kiến xuất khẩu thép 2022 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.

Động lực tăng trưởng đến chủ yếu từ việc xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Mỹ. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ chiếm 8%, xuất khẩu sang Bỉ chiếm 7% trên tổng lượng thép xuất khẩu trong năm 2021.

&

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Thị phần thép tại Việt Nam

Mức độ tập trung trong ngành thép rất cao. Trong các thị trường tôn mạ, thép xây dựng và ống thép, 5 doanh nghiệp lớn nhất chiếm thị phần lần lượt ở mức 82%, 61.3% và 58.4%.

Trong đó, Hoa Sen đang là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong thị phần tiêu thụ tôn mạ năm 2021 với thị phần lên đến 36%.

Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)

Vị thế của HPG đang ngày càng được củng cố. Trong thị phần thép xây dựng và ống thép, HPG là doanh nghiệp dẫn đầu trong top 5 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất khi chiếm lần lượt 32.5% và 24.7%.

Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)

Các doanh nghiệp trong nước đều đạt kết quả kinh doanh tích cực khi cùng có mức tăng trưởng lớn ở kết quả kinh doanh trong năm 2021 so với cùng kỳ. Dự kiến quá trình này sẽ còn tiếp tục trong năm 2022.

Xét theo khả năng tăng trưởng và quy mô vốn hóa thị trường thì HPGHSG vẫn là mục tiêu đầu tư ưu tiên trong ngành này.

Nguồn: VietstockFinance

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành dầu khí (Kỳ 2) - Bộ ba chiến lược: PVS, GAS và PLX (31/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành điện - Năng lượng sạch là xu hướng (15/04/2022)

>   POW - Cổ phiếu an toàn nhưng giá đã không còn hấp dẫn (25/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành dầu khí hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao (kỳ 1) (21/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành bất động sản công nghiệp (10/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Thực phẩm đồ uống - Nhu cầu hồi phục (17/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành cảng biển (Kỳ 2) (23/02/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành bán lẻ - Điểm sáng giúp kinh tế hồi phục (07/04/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành Ngân hàng - Tiếp tục vượt bão (08/03/2022)

>   Góc nhìn đầu tư 2022: Triển vọng ngành bảo hiểm vẫn tích cực (08/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật