Thứ Hai, 25/04/2022 19:11

Bài cập nhật

Góc nhìn 26/04: Xuất hiện nhịp hồi phục?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng thị trường có thể sẽ có nhịp hồi phục trong phiên 26/04, tuy nhiên nhà đầu tư nên hạn chế sử dụng margin trong giai đoạn này.

Thị trường khó có thể giảm mạnh trong phiên 26/04

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS nhận định phiên 25/04 là phiên giảm mạnh nhất từ đầu năm 2021 trở lại đây, chỉ sau phiên 28/01/2021 với mức giảm 6.7%. Thanh khoản phiên 25/04 cũng tăng nhẹ và cao hơn mức trung bình 20 phiên gần nhất một chút cho thấy bên bán đã hoàn toàn áp đảo được bên mua.

Trên góc độ kỹ thuật, chỉ báo RSI (14) hiện đã về mức 20 điểm, đây là mức quá bán (<30) cao hơn cả ba lần quá bán trước đó lần lượt là tháng 7/2021, tháng 1/2021 và tháng 7/2020. Mức này chỉ thấp hơn mức quá bán của đợt tháng 3/2020 khi RSSI (14) có lúc về chỉ 7.

Xét trên góc độ sóng elliott thì VN-Index đã chuyển từ sóng tăng 5 sang sóng điều chỉnh a sau khi mất mốc hỗ trợ 1,350 điểm (fibonacci retracement 127.2% sóng điều chỉnh 4). Target theo lý thuyết của sóng điều chỉnh a là quanh ngưỡng 1,200 điểm (fibonacci retracement 38.2% sóng tăng 5).

Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh định giá thì P/E của VN-Index sau phiên hôm nay là khoảng 15.5 lần, xấp xỉ mức trung bình 5 năm. Trong khi đó, P/E của VN30 chỉ có 14.8 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm. Với mức định giá như trên, SHS cho rằng khả năng thị trường giảm mạnh là khó có thể xảy ra và trong phiên giao dịch 26/04, VN-Index vẫn có thể hồi phục trở lại nếu ngưỡng hỗ trợ tâm lý quanh 1,300 điểm được giữ vững.

VN-Index có thể đảo chiều bất cứ lúc nào

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc trên góc nhìn kỹ thuật nhận định đồ thị ngày VN-Index phiên 25/04 xuất hiện cây nến đỏ dài với giá đóng cửa nằm dưới dải ‘Bollinger band’ dưới, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế, và đà giảm chưa có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, một số chỉ báo kỹ thuật cho thấy VN-Index đang ở vùng quá bán, và có thể đảo chiều bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, việc thanh khoản ở mức thấp hơn trung bình 20 phiên cho thấy độ tin cậy của cây nến này là chưa cao.

Do đó, Aseansc  dự báo trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,300–1,310 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,280–1,290 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,320–1,330 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,340–1,350 điểm.

Tiếp tục điều chỉnh

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá sau khi đánh mất vùng hỗ trợ gần, việc VN-Index giảm sâu với thanh khoản tăng trở lại trong các nhịp sụt giảm phá đáy cho thấy áp lực của bên bán đang chiếm ưu thế. VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp điều chỉnh trong những phiên tới trước khi xác lập một vùng giá cân bằng hơn.

Tâm lý thị trường được củng cố nhờ dòng tiền ngoại

CTCK Đông Á (DAS): DAS cho rằng dù giá cổ phiếu đã bị chiết khấu cao nhưng thanh khoản thị trường vẫn chưa cải thiện, chưa có dấu hiệu dòng tiền lớn giải ngân, trong khi nhiều tài khoản nhà đầu tư đang chịu áp lực bán ra do chạm tỷ lệ gọi kỹ quỹ.  Điểm đáng chú ý là khối ngoại đang có xu hướng mua ròng liên tục trong quá trình thị trường giảm, dòng tiền khối ngoại thường thiên về mua và nắm giữ cổ phiếu cơ bản nên động thái mua ròng này sẽ có ảnh hưởng hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư trong việc củng cố niềm tin đối với thị trường.

Tận dụng cơ hội từ các nhịp hồi kỹ thuật

CTCK MB (MBS): MBS cho rằng các nhịp giảm vẫn là cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn như các tổ chức, tuy nhiên đối với nhà đầu tư ngắn hạn không nên trung bình giá, hạn chế sử dụng margin, thông thường sau các phiên giảm sâu như hôm nay thị trường sẽ có nhịp hồi kỹ thuật, nhà đầu tư có thể tận dụng để cơ cấu danh mục hoặc giảm tỷ trọng.

 

Nhà đầu tư ngắn hạ không nên bắt đáy

CTCK Tân Viêt (TVSI): Theo TVSI mức độ rủi ro ngắn hạn của thị trường ngày một lớn hơn với mức sát thương cao. Các ngưỡng hỗ trợ tiếp tục tỏ ra kém hiệu quả trong một thị trường với áp lực tâm lý hoảng loạn và dễ bị hiệu ứng theo đám đông.

TVSI tiếp tục duy trì quan điểm không nên bắt đáy và hạn chế giao dịch với các nhà đầu tư ngắn hạn. Mặc dù vậy, TVSI vẫn ủng hộ quan điểm chọn lọc mua vào gia tăng trạng thái cổ phiếu với các nhà đầu tư theo mục tiêu đầu tư trung và dài hạn.

 

Hạn chế bán tháo

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật khi chỉ số VN-Index giảm về mức hỗ trợ tâm lý 1,300 điểm và vùng đáy cuối tháng 08/2021. Đồng thời, rủi ro thị trường vẫn ở mức cao và thị trường có thể chỉ xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật ngắn hạn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm mạnh vào vùng bi quan quá mức cho thấy thị trường có khả năng xác lập vùng đáy ngắn hạn.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và hạn chế bán tháo tại các nhịp giảm hoặc ưu tiên đưa tỷ lệ margin về mức thấp để tránh bị tình trạng giải chấp trong thời điểm mức P/E TTM của chỉ số VN-Index đang ở mức 14.7x.

 

 

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cần thay đổi về “chất” (25/04/2022)

>   Vì sao chứng khoán bị bán tháo ồ ạt? (25/04/2022)

>   Khả quan với SCS, DRC, AST? (25/04/2022)

>   Góc nhìn tuần 25-29/04: Cẩn thận với tín hiệu Bull Trap? (24/04/2022)

>   Ông Trần Bá Dương: Cần đề cao sự tư vấn và tham gia kiểm soát của các tổ chức kiểm toán quốc tế (23/04/2022)

>   GS.TS Hoàng Văn Cường: Ngăn chặn việc lũng đoạn thị trường là cần thiết (23/04/2022)

>   Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Muốn có thị trường vốn hiệu quả và bền vững, phải cạnh tranh lành mạnh (23/04/2022)

>   Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: Cần nâng cấp hoàn thiện hạ tầng tài chính (23/04/2022)

>   ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Cần có quy định cụ thể chi phối công ty cổ phần chưa đại chúng (22/04/2022)

>   Ngăn chặn khủng hoảng nợ tại các nền kinh tế đang phát triển (01/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật