Thứ Bảy, 23/04/2022 08:08

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: Cần nâng cấp hoàn thiện hạ tầng tài chính

Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Chuyên gia Cấn Văn Lực đã có những chia sẻ sâu sắc và thực tế về thực trạng, đặc điểm của hệ thống tài chính của Việt Nam.

* Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sớm ban hành Nghị quyết phát triển thị trường vốn lành mạnh, hiệu quả, bền vững

* Bộ trưởng Tài chính nêu các giải pháp phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh và hiệu quả

TS. Cấn Văn Lực: Cần nâng cấp hoàn thiện hạ tầng tài chính. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: Thị trường vốn có 6 vai trò chủ yếu.

Thứ nhất, đó là kênh huy động, phân bổ vốn trung, dài hạn cho Chính phủ, doanh nghiệp.

Thứ hai, giúp phát triển lành mạnh, cân đối hệ thống tài chính, giảm áp lực cho vay trung dài hạn đối với các ngân hàng.

Thứ ba, đa dạng hóa kênh đầu tư cho Chính phủ, người dân và doanh nghiệp, đa dạng hóa nền tảng nhà đầu tư và sản phẩm tài chính trong nước và quốc tế, qua đó giúp phát triển hệ thống tài chính.

Thứ tư, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức và doanh nghiệp cả trong và ngoài nước phục vụ cân đối ngân sách, sản xuất kinh doanh, giúp giảm hiện tượng vàng hóa, đô la hóa, tệ nạn tín dụng đen trong nền kinh tế.

Thứ năm, cung cấp công cụ để phân tán rủi ro, nhưng cũng có thể khuếch đại rủi ro nếu không kiểm soát tốt.

Thứ 6, giúp tăng trưởng ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 3 yếu tố: Vốn, lao động, TFP, thì trong 11 năm qua (từ 2011 đến nay), vốn chiếm khoảng 50% tăng trưởng kinh tế. Rõ ràng nó vô cùng quan trọng.

Về thực trạng, đặc điểm của hệ thống tài chính của Việt Nam, ông Cấn Văn Lực cho rằng, có nhiều đặc điểm rất quan trọng, nhận diện rủi ro, cơ hội.

Một là, tính liên thông của 4 thị trường tại Việt Nam bao gồm thị trường ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản. 4 thị trường liên thông với nhau, hệ thống ngân hàng cho vay bất động sản, nhận thế chấp bằng bất động sản, doanh nghiệp bất động sản chiếm khoảng 17% vốn hóa thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Đặc điểm thứ hai là vẫn còn khá non trẻ: Thị trường cổ phiếu 22 năm, thị trường trái phiếu 16 năm, chính vì vậy nó phát triển tương đối nhanh về quy mô tốc độ. Trong 11 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tài chính bao gồm ngân hàng chứng khoán bảo hiểm là 14%/ năm, gấp 2.5 lần so với mức phát triển kinh tế hàng năm. Trong đó thị trường ngân hàng 11%/năm, thị trường cổ phiếu 27%/năm, thị trường trái phiếu 12%/năm, thị trường bảo hiểm 17%/năm.

Đặc điểm thứ ba là quy mô hệ thống tài chính rất lớn mạnh. Theo tính toán, tổng tài sản ngân hàng là một, vốn hóa thị trường cổ phiếu là hai, dư nợ thị trường trái phiếu là ba nếu tính theo quy định quốc tế thì tương đương 300% GDP. Trong đó tổng tài sản hệ thống ngân hàng hiện nay chiếm 57.2% quy mô hệ thống tài chính. Vốn hóa thị trường cổ phiếu chiếm 28.4%, thị trường trái phiếu 13.6%, thị trường bảo hiểm 1%.

Đặc điểm thứ tư là về khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của chúng ta hàng năm tương đương 33 -34% GDP thì vốn tín dụng chiếm 47%, huy động vốn từ trái phiếu 21.5%, thị trường cổ phiếu thông qua ITO, phát hành trái phiếu 3.2%. Như vậy cả thị trường vốn hiện nay chiếm 25% tổng nguồn vốn tung ra nền kinh tế. Giải ngân đầu tư công là 13.5%, FDI là 15%. Đấy là cấu trúc cung vốn. Thị trường trái phiếu Chính phủ được phát hành sau đó là giải ngân vốn đầu tư công, tôi tính mức độ cuối cùng ở đây là giải ngân vốn đầu tư công.

Đặc điểm thứ 5 là sáng tạo tài chính, dịch vụ tài chính số, ngân hàng số. Rồi tài chính xanh, ngân hàng xanh, tiền kỹ thuật số, thanh toán không tiền mặt là xu hướng tất yếu. 

Trên cơ sở tính toán về tiềm năng phát triển, ông Cấn Văn Lực đề xuất 10 giải pháp:

Một là cách tiếp cận: Coi những vụ việc trong thời gian vừa qua như là cơ hội để lành mạnh thị trường. Các nước khác cũng xảy ra tình trạng tương tự như vậy khi thị trường còn non trẻ. Và đặc biệt khi phát triển nhanh như vậy, khung pháp lý tiếp tục hoàn thiện. Chúng ta vừa kiến tạo vẫn phải kiểm soát rủi ro. Đây là quan điểm rất là quan trọng.

Hai là sớm giải quyết những vụ việc trên thị trường vừa qua, vừa khắc phục hậu quả cho nhà đầu tư, qua đó củng cố niềm tin vào thị trường.

Ba là sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, quy chế quản lý thị trường, cơ chế bảo vệ nhà đầu tư theo thông lệ, có chế tài mạnh hơn; song vẫn tạo điều kiện sáng tạo tài chính, tài chính xanh phát triển.

Bốn là nâng cấp hoàn thiện hạ tầng tài chính của chúng ta, lưu ý thị trường thứ cấp tập trung, các công ty định hạng tín nhiệm (nên có nhiều hơn 2 công ty xếp hạng tín nhiệm); đặc biệt chú trọng cơ sở thông tin dữ liệu, hệ thống giao dịc chứng khoán tiên tiến…

Năm là phát triển đa dạng hóa sản phẩm, nền tảng nhà đầu tư chuyên nghiệp, trong đó chú trọng các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân đủ năng lực, nâng cao vai trò trách nhiệm của các trung gian tài chính.

Sáu là cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân, giảm thiểu hiện tượng 4D (điều chỉnh, đầu cơ, đòn bẩy tài chính) bằng cách tăng cường giáo dịch tài chính, chuẩn hóa tiêu chí chuyên nghiệp. Kiến nghị Chính phủ sớm có chương trình quốc gia về giáo dục tài chính. Cái này các nước làm rất bài bản, rất tốt.

Bảy là phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ như là 1 chuẩn mực định giá. 8. Tăng cường kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, chứ không phải chỉ là hành chính. Đây là quan điểm rất quan trọng, phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng, không hình sự hóa nhưng phải nghiêm, đúng chỗ và đúng lúc.

Chín là chú trọng truyền thông bài bản, kịp thời, liên tục và phù hợp.

Mười là kiên định, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn; kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính chính là củng cố niềm tin, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thị trường vốn phát triển.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Cần có quy định cụ thể chi phối công ty cổ phần chưa đại chúng (22/04/2022)

>   Ngăn chặn khủng hoảng nợ tại các nền kinh tế đang phát triển (01/05/2022)

>   Một số vụ việc vi phạm chứng khoán không đại diện cho toàn bộ thị trường (22/04/2022)

>   Góc nhìn 22/04: Lùi về quanh ngưỡng 1,350? (21/04/2022)

>   Kinh tế Việt Nam phục hồi sẽ là điểm tựa cho thị trường chứng khoán (21/04/2022)

>   Góc nhìn 21/04: Kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,370-1,380 điểm (20/04/2022)

>   Chuyên gia: "Xử lý hình sự hay hành chính đều là tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán" (19/04/2022)

>   Góc nhìn 20/04: Tiếp tục giảm? (19/04/2022)

>   Góc nhìn 19/04: Đảo chiều trong ngắn hạn? (18/04/2022)

>   Giám đốc kinh doanh SSI: “Nhà đầu tư đang tìm kiếm những cổ phiếu chuẩn bị tốt cho chu kỳ tăng trưởng mới như Vinamilk” (18/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật