Thứ Ba, 19/04/2022 19:25

Bài cập nhật

Góc nhìn 20/04: Tiếp tục giảm?

Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,390-1,400 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,370-1,380 điểm.

Thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi ở những phiên giao dịch tới?

 

CTCK Yuanta Việt Nam: Các chỉ số thị trường tiếp tục giảm mạnh trong phiên chiều 19/4. Chỉ số VN-Index giảm 1.83% đóng cửa tại 1,406.45 điểm trong khi HNX-Index giảm mạnh 2.59%, chỉ số Upcom-Index giảm 1.71%. Giá trị giao dịch khớp lệnh ghi nhận đạt 24,242 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Số mã giảm sàn phiên 19/4 ghi nhận 164 mã giảm sàn tăng nhẹ so với phiên liền trước. Nhóm Chứng khoán tiếp tục bị bán mạnh khi HCM, FTS, CTS, TVS giảm hết biên độ trong khi POW (-6.9%) trong bối cảnh ĐHĐCĐ diễn ra vào ngày 19/4. Điểm sáng trong VN30-Index đến từ VJC (+3.5%), HPG (+1.5%), KDH (+1.6%) tăng giá.

Nhóm Thủy sản (CMX, VHC, IDI) ghi nhận áp lực chốt lời mạnh trong phiên 19/4 sau chuỗi thời gian tăng giá. Ngược lại, nhóm Hóa chất (DGC, DPM, DCM), Logistics (PVT, GMD, HAH) đi ngược thị trường.

Khối ngoại cũng là điểm sáng ngày 19/4 khi mua ròng gần 275 tỷ đồng. Ở chiều mua ròng, DPM (94 tỷ), GEX (85 tỷ), KBC (62 tỷ) được mua ròng tích cực nhất. Ngược lại, DGC (37 tỷ), SSI (77 tỷ), HPG (38 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng.

Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi ở những phiên giao dịch tới và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng 1,420 – 1.430 điểm. Đồng thời, áp lực bán tháo do ảnh hưởng từ hiện tượng “call margin” hoặc “force sell” khiến nhiều cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá bán mạnh cho nên Yuanta kỳ vọng lực cầu bắt đáy có thể gia tăng trong những phiên giao dịch tới. Điểm tích cực là chỉ báo tâm lý ngắn hạn vẫn đang trong vùng bi quan quá mức cho thấy thị trường vẫn có khả năng sớm xác lập vùng đáy ngắn hạn.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn không nên bán tháo và ưu tiên hạ margin tại các nhịp hồi. Đồng thời, các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên bán hết toàn bộ danh mục ngắn hạn và có thể nắm giữ ở mức 25 – 30% danh mục.

Đà giảm vẫn còn tiếp tục

CTCK MB (MBS): Một phiên phục hồi không thành công của thị trường với điểm nhấn là nhịp trượt dốc trong phiên chiều 19/4. Đây cũng là phiên thứ 2 liên tiếp thị trường chứng kiến cả trăm cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn. Nhịp giảm 4 phiên liên tiếp trong chuỗi giảm 7/8 phiên vừa qua rất khốc liệt, đã lấy đi của thị trường 117 điểm, tương đương giảm 7.68%. Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng MA200 và nhiều khả năng sẽ để mất cả ngưỡng tâm lý 1,400 điểm trong phiên ngày 20/4, ngưỡng hỗ trợ cho thị trường lúc này ở 1,376 điểm.

Thị trường có thể hồi phục trong ngắn hạn?

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Thị trường đã có bốn phiên giảm điểm liên tiếp, điều này thậm chí còn tiêu cực hơn giai đoạn trước đó với chuỗi ba phiên giảm liên tiếp (7/4, 8/4, 12/4). Tuy nhiên, với việc VN-Index đã lui về vùng hỗ trợ mạnh trong khoảng 1,400-1,425 điểm (đáy tháng 12/2021) thì có thể kỳ vọng vào một sự hồi phục trong phiên giao dịch tiếp theo 20/4 nếu như lực cầu bắt đáy là tốt.

Với trạng thái tâm lý thị trường như hiện tại, theo thống kê của SHS thị trường rất có thể sẽ sớm hình thành đáy ngắn hạn và hồi phục, do đó SHS cho rằng nhà đầu tư không nên tiếp tục bán ra ở phiên tiếp theo 20/4 bởi thị trường có thể sớm hồi phục trở lại. Nhà đầu tư nếu đã mua vào trong phiên 19/4 trong vùng hỗ trợ 1,400-1,425 điểm (đáy tháng 12/2021) tiếp tục nắm giữ danh mục và có thể gia tăng tỷ trọng nếu thị trường tiếp tục chiết khấu về các vùng giá hấp dẫn hơn.

 

Hạn chế sử dụng đòn bẩy

CTCK Đông Á (DAS): VN-Index mất hơn 100 điểm qua 8 phiên giao dịch, thị trường đang lao dốc mạnh và ảnh hưởng đến đa số các nhóm ngành cổ phiếu mà không đi kèm với thông tin tiêu cực đáng kể nào về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, đây là trạng thái mất bình tĩnh của nhà đầu tư khi sự giảm giá lây lan nhanh. Xu hướng giảm điểm của thị trường có thể sớm kết thúc nếu xuất hiện lực bắt đáy của dòng tiền tham lam khi giá cổ phiếu đã có mức chiết khấu mạnh và trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên nhà đầu tư nên chờ đợi phiên xác nhận tạo đáy, thận trọng khi mua bình quân giá khi cổ phiếu chưa kết thúc đợt giảm.

DAS khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế sử dụng đòn bẩy, để dành sức mua chờ thị trường ổn định hơn. Việc giải ngân cho danh mục trung hạn có thể thực hiện với nhóm các cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 1/2022 cải thiện như công nghệ, thủy sản, may mặc, và nhóm cổ phiếu phòng thủ như cổ phiếu điện, cấp nước...

Tiếp tục điều chỉnh về ngưỡng 1,380 điểm

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Tâm lý thị trường vẫn đang nghiêng về xu hướng tiêu cực. Tuy nhiên, với việc VN-Index chạm lại ngưỡng hỗ trợ 1,400 điểm, BSI kỳ vọng dòng tiền đầu tư sẽ quay trở lại. Nếu không, VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh về ngưỡng 1,380 điểm.

Tiêu cực trong ngắn hạn

CTCK Mirae Asset:  Phiên 19/04 tiếp tục là phiên giảm điểm mạnh khiến điểm số kỹ thuật của VN-Index nằm ở mức thấp nhất. Hiện điểm số kỹ thuật theo thang điểm của Mirae Asset đã rơi về mức -7, thể hiện trạng thái tiêu cực trong ngắn hạn.

Kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,390-1,400 điểm

CTCK Asean (Aseansc): Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ thứ 4 với giá đóng cửa nằm dưới đường trung bình động 200 ngày (MA200 ngày), và nằm ngoài dải ‘bollinger band’ dưới, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế, và xu hướng dài hạn trở nên xấu đi. Tuy nhiên, một số chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn đang cho tín hiệu quá bán, và việc thanh khoản ở mức thấp hơn trung bình 20 phiên cho thấy độ tin cậy của cây nến này là chưa cao.

Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,390-1,400 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,370-1,380 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,410-1,420 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,430-1,440 điểm. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

Gia tăng vị thế

CTCK KB Việt Nam (KBSV): VN-Index hiện đang lùi về điểm đỡ quan trọng tại quanh 1,390 (+-5) và KBSV kỳ vọng chỉ số sẽ xuất hiện một nhịp hồi phục tại đây. KBSV khuyến nghị nhà đầu tư có thể gia tăng vị thế tại vùng hỗ trợ đã đề cập đối với các cổ phiếu mục tiêu nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 19/04: Đảo chiều trong ngắn hạn? (18/04/2022)

>   Giám đốc kinh doanh SSI: “Nhà đầu tư đang tìm kiếm những cổ phiếu chuẩn bị tốt cho chu kỳ tăng trưởng mới như Vinamilk” (18/04/2022)

>   Nên mua hay bán PC1, MSB, IDC? (18/04/2022)

>   Siết kỷ cương song không 'bóp nghẹt' sự phát triển năng động của thị trường (18/04/2022)

>   Các bước đi cần thiết để ''cải tổ'' lại thị trường chứng khoán, trái phiếu DN (18/04/2022)

>   Góc nhìn tuần 18-22/04: Kiểm định mức đáy gần nhất quanh vùng 1,455 điểm? (17/04/2022)

>   Góc nhìn 15/04: Loanh quanh ngưỡng hỗ trợ 1,470 điểm? (14/04/2022)

>   "Các yếu tố nền tảng vẫn tốt, nhà đầu tư cần tỉnh táo với tin giả trên thị trường chứng khoán" (14/04/2022)

>   Góc nhìn 14/04: Tiếp tục tăng điểm? (13/04/2022)

>   EVS: VN-Index sẽ đi ngang trong tháng 4, chú ý nhóm thủy sản và dệt may (13/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật