Thứ Tư, 13/04/2022 11:21

EVS: VN-Index sẽ đi ngang trong tháng 4, chú ý nhóm thủy sản và dệt may

Theo báo cáo chiến lược tháng 4 của Công ty Chứng khoán Everest (EVS), trong tháng 4, VN-Index có thể sẽ đi tìm những điểm cân bằng và sideways trong vùng 1,460 - 1,500 điểm với kịch bản tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực.

EVS đánh giá thanh khoản thị trường tháng 3 tiếp tục được duy trì ở mức cao so với cùng kỳ, với tổng giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 32,401 tỷ đồng, tăng 13% so với tháng trước và 67% so với cùng kỳ.

Điểm sáng lớn nhất trong quý 1 đó chính là lực mua mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Nhóm này liên tục mua đối ứng lực bán ròng của khối ngoại xuyên suốt 2021 và quý 1/2022 cho thấy việc đầu tư trên TTCK không còn là xu hướng mà đã trở thành một kênh đầu tư được đánh gia cao trong dài hạn với NĐT cá nhân. EVS cho rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì trong những tháng 4 khi chứng khoán hiện vẫn đang hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn các kênh đầu tư khác (vàng, BĐS, ...). Một số các sai phạm trong giao dịch chứng khoán được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, gia tăng tính minh bạch của thị trường. Đồng thời, hệ thống eKYC được áp dụng rộng rãi tại các CTCK, giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với thị trường.

Nguồn: EVS

Mặt khác, xu hướng bán của của khối ngoại đang có dấu hiệu giảm dần khi trong quý 1/2022, khối ngoại bán ròng 7,156 tỷ đồng - giảm 50% so với cùng kỳ.

Theo nhận định của EVS, khối ngoại nhiều khả năng sẽ sớm quay lại mua ròng do Việt Nam duy trì được lãi suất thực dương trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng cao và các thương vụ bán vốn lớn nhiều khả năng xảy ra đặc biệt ở nhóm Ngân hàng (VPBank - SMBC, Sacombank…)

VN-Index trong tháng 3 đã có thời điểm rơi về vùng 1,437 điểm sau khi không vượt được mốc 1,500 điểm thời điểm đầu tháng, tuy nhiên đã nhanh chóng hồi phục về 1,492 điểm vào giai đoạn cuối tháng. EVS cho rằng đây là vùng khá nhạy cảm và cần có sự đồng thuận của khối lượng để có thể bứt phát lên vùng đỉnh mới. Theo dự báo của EVS, trong tháng 4, VN-Index có thể sẽ đi tìm những điểm cân bằng và sideways trong vùng 1,460 - 1,500 điểm với kịch bản tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực. Trong kịch bản thị trường thuận lợi, VN-Index được kỳ vọng quay lại ngưỡng tâm lý 1,520 điểm.

Trong báo cáo, EVS đánh giá cao triển vọng của hai ngành là thủy sảndệt may.

Theo VASEP, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý 1 đạt 2.4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ. Nhóm xuất khẩu cá tra cho thấy những tín hiệu vô cùng tích cực về nhu cầu của mặt hàng này. Cùng với đó, việc Bộ Thương mại Mỹ công bố POR17 có thêm một số doanh nghiệp cá tra Việt Nam được hưởng mức thuế 0% sang thị trường mỹ cũng là một thông tin rất khởi sắc, dự báo cho những tháng tới rất triển vọng cho ngành thủy sản Việt Nam.

Đứt gãy chuỗi cung ứng làm gia tăng chi phí vận chuyển (thiếu hụt container, giá cước vận tải tăng) khiến cho giá thủy sản xuất khẩu liên tục tăng. Theo Argomonitor, giá cá tra tháng hiện đang xấp xỉ 3 USD/kg, tăng 40% so với cùng kỳ. Theo dự báo của EVS, xu hướng giá này sẽ duy trì trong quý 2 và đầu quý 3/2022 do (1) Nhu cầu nhập khẩu cao từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc (2) Giá cá tra nguyên liệu và chi phí chăn nuôi tăng thúc đẩy giá bán tăng cao hơn.

Nguồn: EVS

Đối với nhóm dệt may, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may có thể đạt 42 tỷ USD (tăng 7.29% so với cùng kỳ và 7.51% so với 2019). Việc các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản đều đã mở cửa nền kinh tế, nhu cầu may mặc tăng cao sẽ là động lực chính cho ngành dệt may chịu tổn thương nặng nề sau 2 năm đại dịch. Trong đó, quý 1/2022 xuất khẩu dệt may đạt 8.84 tỷ USD, tăng 22.5% so với cùng kỳ là minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của toàn ngành.

Trong bối cảnh Mỹ, EU cấm nhập khẩu bông nguyên liệu sản xuất tại Tân Cương (Trung Quốc, diễn biến dịch Covid-19 tại Bangladesh và Myanmar còn rất phức tạp, ngành dệt may Việt Nam đã nắm bắt thời cơ rất kịp thời, liên tục mở rộng chiếm lĩnh thị phần mà các đối thủ để lại. EVS kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn trong 2022 không chỉ ở Mỹ mà còn ở các thị trường Việt Nam có lợi thế về thuế quan nhờ các hiệp định thương mại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Nguồn: EVS

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 13/04: Lùi về ngưỡng quanh vùng 1,440? (12/04/2022)

>   Mr.X30 - Người làm nên thương hiệu Bí mật đồng tiền với hàng rổ quote siêu chất là ai? (12/04/2022)

>   NHT, VSC, ACB có gì hấp dẫn? (12/04/2022)

>   Góc nhìn tuần 12-15/04: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1,470-1,480 điểm? (11/04/2022)

>   Thao túng chứng khoán, tâm lý đánh bạc và giám sát lơ là (08/04/2022)

>   Góc nhìn 08/04: Thận trọng? (07/04/2022)

>   Chuyên gia SSI: Dòng vốn vẫn đang vào thị trường trước tin đồn, chưa ghi nhận tâm lý bán tháo (07/04/2022)

>   Góc nhìn 07/04: Bứt phá 1,530 điểm? (06/04/2022)

>   Chứng khoán tháng 4 có sóng gió? (06/04/2022)

>   Góc nhìn 06/04: Giằng co và đi ngang? (05/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật