Thứ Ba, 12/04/2022 19:31

Bài cập nhật

Góc nhìn 13/04: Lùi về ngưỡng quanh vùng 1,440?

BSI cho rằng thị trường hiện tại đang trong trạng thái tiêu cực và có lẽ tâm lý nhà đầu tư đang khá hoảng loạn. Trong trường hợp xấu, VN-Index có thể tiếp tục sẽ lùi về ngưỡng quanh vùng 1,440.

VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1,420 – 1,430 điểm

 

CTCK Yuanta Việt Nam: Thị trường tiếp tục đà giảm với các chỉ số đóng cửa ở mức thấp nhất phiên. Chỉ số VN-Index giảm 1.8% trong khi HNX-Index giảm 2.55%, chỉ số Upcom-Index giảm 1.15%. Giá trị giao dịch khớp lệnh ghi nhận đạt 23,971 tỷ đồng trên cả 3 sàn tiếp tục sụt giảm.

Thị trường tiếp tục suy yếu khi áp lực bán xuất hiện trên diện rộng trong đó nhóm Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán và Dầu khí ghi nhận lực bán mạnh. Có thể nêu tên như BID, BVH, CTG, GVR, POW, TPB, VRE, HCM, FTS, VND có mức giảm trên 3%. Ở chiều tăng, VPB, MWG, MSN, FPT là số ít bluechips có mức tăng nhẹ và đi ngược thị trường.

Nhóm Thủy sản là nhóm hiếm hoi khi đi ngược thị trường với VHC (+7%), ID (+6.9%), CMX (+6.8%).

Khối ngoại bán ròng hơn 263 tỷ đồng trong đó HPG (60 tỷ), HCM (52 tỷ), PVD (49 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng khá tại E1VFVN30 (59 tỷ), FUESSVFL (53 tỷ), FUEVFVND (38 tỷ).

Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1,420 – 1,430 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, chỉ số VN-Index vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên Yuanta kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật trong những phiên tới, đặc biệt nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang rơi vào vùng quá bán cho nên dòng tiền bắt đáy có thể sẽ được kích hoạt trong những phiên tới.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung bị hạ từ TRUNG TÍNH xuống GIẢM. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức 30-35% danh mục, đặc biệt các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên bán hết toàn bộ danh mục.

Có thể tiếp tục nắm giữ các mã cổ phiếu bluechips có trong danh mục

CTCK Agribank (Agriseco): Về phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang cho tín hiệu tiêu cực khi có phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp và đóng nến dưới các đường hỗ trợ quan trọng (MA20, MA50 và MA100). Thêm vào đó, việc các cây nến gần đây không xuất hiện chân nến đang cho thấy lực cầu khá yếu và lép vế hoàn toàn trước lượng cung. Mặc dù vậy, Agriseco vẫn kỳ vọng sự phục hồi trong phiên giao dịch ngày 13/4 khi chỉ báo RSI đã tiệm cận vùng quá bán. Do đó, Agriseco khuyến nghị nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ các mã cổ phiếu bluechips có trong danh mục. Đối với các mã mang tính đầu cơ cao, nhà đầu tư nên canh những nhịp phục hồi để hạ tỷ trọng.

Dòng tiền đang có sự chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu trong rổ VN30

CTCK MB (MBS): MBS cho rằng, nhà đầu tư không nên bắt đáy, ưu tiên quản trị danh mục. Thông thường, sau các phiên giảm sâu như phiên ngày 12/4, thị trường sẽ có các phiên hồi kỹ thuật, nhà đầu tư dài hạn có thể tận dụng để cơ cấu lại danh mục khi dòng tiền đang có sự chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 cũng như nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản đã có sự tích lũy trong thời gian vừa qua.

Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán tháo

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Tâm lý thị trường không được cải thiện mà còn cho thấy trạng thái hoảng loạn nhất định trong phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ. Với đà giảm mạnh 2 phiên cuối tuần trước đặc biệt là nhóm cổ phiếu BĐS đã bị điều chỉnh mạnh trước đó có thể dẫn tới trạng thái giải chấp và tạo thêm áp lực bán khiến nỗ lực hồi phục của thị trường bất thành trong phiên 12/4 (có nhiều thời điểm VN-Index, VN30 phục hồi tăng điểm trong phiên chiều nhưng bất thành). Tuy nhiên với việc VN-Index sắp chạm ngưỡng hỗ trợ mạnh của nền tảng tích lũy 6 tháng (vùng tích lũy 1,425-1,530) SHS kỳ vọng đà giảm của thị trường có thể sẽ chững lại, thị trường có thể tạo đáy ngăn hạn và phục hồi khi VN-Index về vùng 1,425-1,450 điểm.

Tâm lý thị trường đang ở trạng thái khá hoảng loạn, tuy nhiên với những phân tích nhận định trên SHS cho rằng nếu đang nắm giữ những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán tháo, ngược lại có thể xem xét mua vào bình quân giá hoặc giải ngân mới khi VN-Index rơi xuống dưới 1,440 và có tín hiệu hồi phục.

 

Kiểm tra vùng kháng cự gần 1,460-1,465 điểm

CTCK Asean (Aseansc):  Aseansc dự báo trong phiên giao dịch tới kể từ 13/04, lực cầu bắt đáy tại vùng hỗ trợ gần 1,450-1,455 điểm có thể giúp chỉ số VN-Index hồi phục trở lại trong phiên sáng, để kiểm tra vùng kháng cự gần 1,460-1,465 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1,470-1,475 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Lùi về ngưỡng quanh vùng 1,440

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Độ rộng thị trường ngả hết cỡ về phía tiêu cực với chỉ 2/19 ngành tăng điểm. Về giao dịch của khối ngoại, phiên 12/04 khối này bán ròng trên cả hai sàn HOSEHNX. Thị trường hiện tại đang trong trạng thái tiêu cực và có lẽ tâm lý nhà đầu tư đang khá hoảng loạn. Trong trường hợp xấu, VN-Index có thể tiếp tục sẽ lùi về ngưỡng quanh vùng 1,440.

Tiêu cực trong ngắn hạn

CTCK Mirae Asset: Tiếp tục là phiên giảm điểm mạnh khiến điểm số kỹ thuật của VN-Index suy giảm sâu. Hiện điểm số kỹ thuật theo thang điểm của Mirae Asset đã rơi về mức -5, thể hiện trạng thái tiêu cực trong ngắn hạn.

Đi ngang

CTCK Tân Việt (TVSI): Thị trường vẫn đang trong vùng Sideway (đi ngang) được thiết lập từ tháng 1/2022 tới nay trong biên độ 1,420-1,535 của VN-Index. Trong khi đó đường MA200 hiện đang ở mốc 1,422 điểm tạo thành vùng hỗ trợ xoay quanh 1,420 điểm. Thanh khoản sụt giảm trong phiên 12/04 khi các cổ phiếu giảm mạnh cho thấy lực cầu và tâm lý bên mua khá thận trọng.

Hiện TVSI chưa nhận thấy rủi ro để vỡ vùng hỗ trợ 1,400-1,420 điểm của VN-Index nên theo TVSI chỉ số vẫn đang hoạt động khá bình thường trong vùng Sideway. Trong vòng 3 tháng qua, TVSI đã chứng kiến nhiều đợt giảm với tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư khi về vùng hỗ trợ trên nhưng sau đó tâm lý lại trở nên hưng phấn đưa chỉ số lên lại vùng cận trên 1,535 của kháng cự. Do đó, TVSI cho rằng việc cố gắng bán đuổi các cổ phiếu bất chấp yếu tố cơ bản trong các phiên tới kể từ 13/04 có thể gặp bất lợi tương tự. Trong khi đó, với các nhà đầu tư trung hạn TVSI coi đây là cơ hội tốt để chọn lọc nhằm gia tăng trạng thái cổ phiếu nhưng nên có kế hoạch giải ngân chậm theo đà giảm và hạn chế dùng vay nợ khi thị trường đang trong giai đoạn rủi ro ngắn hạn.

Bán hạ tỷ trọng của các vị thế ngắn hạn

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Sau khi chớm phá xuống dưới kênh tăng điểm từ giữa tháng 1, chỉ số đang đối mặt với rủi ro phá vỡ hoàn toàn kênh tăng điểm này với áp lực bán vẫn còn khá mạnh vào cuối phiên 12/04. Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số có thể lùi xuống điểm đỡ gần tại quanh 1,440 nhằm kiểm định lại lực cầu bắt đáy trước khi xuất hiện một nhịp hồi phục kỹ thuật tại đây. KBSV khuyến nghị nhà đầu tư bán hạ tỷ trọng của các vị thế ngắn hạn nếu thị trường xuất hiện nhịp hồi phục sớm.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Mr.X30 - Người làm nên thương hiệu Bí mật đồng tiền với hàng rổ quote siêu chất là ai? (12/04/2022)

>   NHT, VSC, ACB có gì hấp dẫn? (12/04/2022)

>   Góc nhìn tuần 12-15/04: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1,470-1,480 điểm? (11/04/2022)

>   Thao túng chứng khoán, tâm lý đánh bạc và giám sát lơ là (08/04/2022)

>   Góc nhìn 08/04: Thận trọng? (07/04/2022)

>   Chuyên gia SSI: Dòng vốn vẫn đang vào thị trường trước tin đồn, chưa ghi nhận tâm lý bán tháo (07/04/2022)

>   Góc nhìn 07/04: Bứt phá 1,530 điểm? (06/04/2022)

>   Chứng khoán tháng 4 có sóng gió? (06/04/2022)

>   Góc nhìn 06/04: Giằng co và đi ngang? (05/04/2022)

>   VN-Index có thể lên đỉnh cũ 1,537 điểm trong tháng 4 (05/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật