Thứ Ba, 04/01/2022 19:34

Bài cập nhật

Góc nhìn 05/01: Dòng tiền lớn quay trở lại?

Một số Công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm để hướng tới mục tiêu tiếp theo trong khoảng 1,530-1,550 điểm.

 

Thị trường có thể sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh?

 

 

CTCK Yuanta Việt Nam: Thị trường mở rộng đà tăng trong phiên giao dịch đầu tiên 2022. Chỉ số VNI-Index đóng cửa phiên tăng 1.82% dừng tại 1525.58 điểm, HNX-Index tăng nhẹ trong khi Upcom-Index tăng 0.92%. Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 31,805 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Nhóm Ngân hàng và Bất động sản là 2 nhóm nổi bật ở đà tăng với các cái tên như VRE (+3.5%), VIC (+6.2%), VHM (+3.8%), KDH (+6.7%), TPB (+4.1%), CTG (+2.5%)… cùng với GAS (+5.9%), PLX (+3.7), SAB (+4%) đã giúp chỉ số VN-Index có phiên tăng mạnh nhất trong vòng gần 1 tháng qua. Ngược lại, NVL (-2.2%) có sự điều chỉnh sau phiên tăng mạnh cuối tuần trước. Độ rộng thị trường chung khá tích cực với số mã tăng/ mã giảm tương ứng 332 mã tăng/137 mã giảm trên VN-Index.

Dòng tiền lan toả ở đà tăng khi chỉ số VNMid-Index và VNSML-Index tăng lần lượt 1.56% và 1.54% với các cái tên như LDG, CII, GEX…tăng hết biên độ với thanh cao.

Khối ngoại tiếp tục phiên mua ròng 480 tỷ đồng ghi nhận phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp. VHM (218 tỷ), VRE (110 tỷ), CTG (95 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng. Ở chiều ngược lại, CII (277 tỷ), MSN (51 tỷ), NVL (42 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng.

Yuanta cho rằng các chỉ số VN-IndexVN30 có thể duy trì đà tăng và kiểm định lại ngưỡng kháng cự 1,534 điểm và 1,580 điểm. Đồng thời, các chỉ báo xung lượng ngắn hạn tăng mạnh vào vùng quá mua cho thấy thị trường có thể sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh ở những phiên giao dịch tới, nhưng Yuanta đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp cho nên thị trường chỉ xuất hiện các nhịp điều chỉnh ngắn hoặc áp lực giảm không quá mạnh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục tăng mạnh cho thấy chiến lược phù hợp giai đoạn này là gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 45-50% danh mục.

 

Các nhịp điều chỉnh là cơ hội gia tăng cổ phiếu

 

CTCK Tân Việt (TVSI): VN-Index tăng điểm tích cực đầu năm với mẫu nến Bullish marubozu, tạo gap tăng giá và đóng cửa gần mức cao nhất phiên, cho tín hiệu rất tích cưc. Như vậy, với phiên tăng giá ngày 4/1, thị trường đã hoàn toàn xác nhận quay trở lại xu hướng tăng giá ngắn hạn. Một điểm rất tích cực trong phiên 4/1 là một vài mã cổ phiếu vốn hóa lớn đã có sự phục hồi mạnh mẽ, hỗ trợ chỉ số tạo đỉnh thời đại mới ngay trong phiên đầu năm 2022. Đà tăng của thị trường vẫn tập trung nhiều tại nhóm vốn hóa midcaps và một số ngành mạnh mẽ trong tuần vừa qua như xây dựng, điện, ngân hàng hay BĐS vẫn tiếp diễn đà tăng, tạo hiệu ứng rất tích cực cho thị trường chung. Hỗ trợ ngắn hạn của thị trường hiện tại là vùng đỉnh cũ quanh 1,500 – 1,511 điểm, xu hướng chính của thị trường trong ngắn hạn là tăng giá nên các nhịp điều chỉnh hiện tại là cơ hội gia tăng cổ phiếu. Xu hướng tăng giá sẽ mất nếu VN-Index đóng cửa mất vùng 1,500 điểm.

TVSI đánh giá rằng VN-Index vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, VN-Index dự báo sẽ tiếp diễn xu hướng tăng giá và tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới. Các nhịp điều chỉnh rung lắc là cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Vùng kháng cự mạnh sắp tới là vùng quanh 1,555 – 1,560 điểm và xa hơn là 1,590 – 1,600 điểm theo fibonanci mở rộng.

 

Khả quan trong ngắn hạn

CTCK Mirae Asset: Kết thúc phiên 04/01 trong niềm hứng khởi của nhà đầu tư, VN-Index đóng cửa tại 1,525.6 điểm, tăng 27.3 điểm. và phá vỡ đỉnh lịch sử, thiết lập cột mốc mới.

Phiên giao dịch tăng điểm mạnh và các điểm số của VN-Index được giữ ở mức cao nhất. Hiện điểm số kỹ thuật theo thang điểm của Mirae Asset đang ở mức +7, thể hiện trạng thái khả quan trong ngắn hạn.

Tích lũy quanh vùng 1,500

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Phiên 04/01 có 17/19 ngành tăng điểm, trong đó ngành Viễn thông có mức tăng gần 10%. Về giao dịch của khối ngoại, phiên 04/01 khối này mua ròng trên cả hai sàn HOSEHNX. Trong những phiên tới kể từ 05/01 thị trường có thể sẽ tích lũy quanh vùng 1,500 để lấy lại cân bằng sau cú nhảy vọt phiên 04/01.

Tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Với xung lực tăng điểm tích cực, chỉ số đang có nhiều cơ hội tiếp tục mở rộng đà đi lên trong những phiên tới kể từ 05/01. Tuy nhiên, tín hiệu tăng có phần không tương xứng của khối lượng giao dịch cho thấy rủi ro thị trường sẽ chịu áp lực rung lắc trở lại khi tiếp cận vùng kháng cự kế tiếp tại 154x. KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn và có thể thực hiện chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn khi giá cổ phiếu chạm các vùng cản kế tiếp hoặc đạt kỳ vọng.

Hướng tới mục tiêu tiếp theo trong khoảng 1,530-1,550 điểm

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Trên góc nhìn kỹ thuật, với việc vượt qua được ngưỡng kháng cự tâm lý quanh 1,500 điểm thì xu hướng tăng của thị trường tiếp tục được củng cố với vùng giá mục tiêu tiếp theo là vùng kháng cự trong khoảng 1,530-1,550 điểm (fibonacci retracement 161.8% sóng điều chỉnh 4). Dư địa tăng của thị trường là vẫn còn nhưng những phiên rung lắc có thể sẽ sớm diễn ra. SHS dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 05/01, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm để hướng tới mục tiêu tiếp theo trong khoảng 1,530-1,550 điểm. Nhà đầu tư nâng tỷ trọng lên mức cao khi tham gia bắt đáy trong phiên 6/12 đã chốt lời một phần danh mục trong phiên 04/01 để đưa tỷ trọng về mức cân bằng có thể tiếp tục nắm giữ để hướng tới những vùng giá cao hơn.

Kích thích dòng tiền lớn quay trở lại

CTCK MB (MBS): Việc thị trường vượt đỉnh lịch sử sẽ tạo hiệu ứng kích thích dòng tiền lớn quay trở lại thị trường sau hiệu ứng mùa vụ trong tuần cuối năm 2021 và nhóm cổ phiếu bluechips sẽ được hưởng lợi khi vẫn còn chưa vượt đỉnh lịch sử của nhóm này.

Tiếp tục tăng điểm

CTCK Asean (Aseansc): Dự báo trong phiên giao dịch 05/01 tới, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng kháng cự gần 1,530-1,535 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1,540-1,545 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   SSI Research: VN-Index có thể đạt 1,750 điểm trong năm 2022 (04/01/2022)

>   “Trong kịch bản tích cực, VN-Index có thể chạm 2,000 điểm” (05/01/2022)

>   Giám đốc Đầu tư Võ Văn Cường (TPS): Chờ dòng vốn từ các quỹ ETFs mới (20/01/2022)

>   Chứng khoán năm 2022: Dư địa còn, thận trọng với nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ (01/01/2022)

>   Chuyên gia: Chứng khoán năm 2022 sẽ tiếp tục tìm đỉnh mới (01/01/2022)

>   VDSC: Thị trường chứng khoán sẽ “nhạy cảm” hơn trong 2022 (01/01/2022)

>   “Chứng khoán 2022 còn tốt hơn 2021, ngân hàng sẽ nổi sóng ngay đầu năm” (30/12/2021)

>   Góc nhìn 31/12: Tiếp tục đà tăng? (30/12/2021)

>   Góc nhìn 30/12: Chưa có động lực bứt phá (29/12/2021)

>   Chuyên gia SSI: “Lái” có nhiều bẫy để dụ nhà đầu tư vào (29/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật