Chủ Nhật, 12/09/2021 21:49

Ai hưởng lợi trong cuộc khủng hoảng vận chuyển toàn cầu?

18 tháng sau dịch Covid-19 bùng phát, mạng lưới vận chuyển toàn cầu vẫn trong tình trạng khủng hoảng. Các hãng vận chuyển kiếm lời kỷ lục khi giá vận chuyển tăng vọt.

Theo Bloomberg, từ các con tàu container khổng lồ với những hộp thép dài 12 m, tàu chở hàng rời với khoang chứa hàng nghìn tấn than, cho đến các chiếc tàu chuyên dụng được thiết kế để chở ôtô và xe tải, tất cả đều chứng kiến chi phí tăng vọt.

Sự mở cửa trở lại của nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu hàng hóa và nguyên liệu thô. Dịch bệnh cũng làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các cảng rơi vào tình trạng tắc nghẽn, tàu thuyền chậm lịch trình.

Hiện, chi phí để vận chuyển một container 12 m từ Trung Quốc đến châu Âu đã tăng lên 14.287 USD. Con số này cao hơn một năm trước 500%. Điều đó khiến giá mọi thứ, từ xe đạp đến cà phê, tăng cao hơn.

Những chuyến đi mất nhiều thời gian hơn, khiến thời gian sử dụng của một container bị kéo dài ra. Điều đó có nghĩa là cần thêm container để tránh tình trạng hàng giao chậm.

"So với trước đây, chúng tôi cần nhiều container hơn đáng kể để vận chuyển cùng một lượng hàng hóa. Thời gian sử dụng container của một chuyến hàng chậm hơn bình thường 15-20%", ông Rolf Habben Jansen - Giám đốc điều hành của Hapag-Lloyd, một trong những hãng tàu container lớn nhất thế giới - tiết lộ.

Ngành vận chuyển ảnh 1
Trong khi đó, tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng khiến nhu cầu container tăng vọt. Ảnh: Reuters.

Theo ông Konstantin Krebs tại Capstan Capital, do tình trạng hàng hóa ùn ứ, thời gian chờ tàu cập cảng và dỡ hàng lâu hơn bình thường đến 4 lần.

"Các con tàu bị mắc kẹt với tất cả container trên tàu. Điều đó khiến rất nhiều container không được hoạt động", ông giải thích.

Điều này khiến số lượng tàu thuyền có thể chở hàng hóa xuyên đại dương sụt giảm. Nhờ đó, phần lớn ngành công nghiệp vận chuyển đã chứng kiến thu nhập tăng vọt trong những tháng qua.

Theo công ty Clarkson Research Services Ltd., ngành vận tải biển đang ghi nhận thu nhập hàng ngày cao nhất kể từ năm 2008.

"Điều đó thật ngoạn mục. Đó là một sự lan tỏa hoàn hảo của thị trường vận chuyển container sang một số lĩnh vực khác", ông Peter Sand - Trưởng bộ phận Phân tích vận chuyển tại tập đoàn thương mại Bimco - bình luận.

"Chúng tôi đã mất hàng nghìn bảng Anh do chi phí vận chuyển và không thể thu lại được. Điều đó thật đáng buồn", ông Sanjay Aggarwal - đồng sáng lập của Spice Kitchen, một công ty gia vị và trà có trụ sở tại Liverpool - than thở.

Trong khi đó, lợi nhuận trong năm nay của A.P. Moller-Maersk A/S - hãng tàu container lớn nhất thế giới - đã tăng lên gần 5 tỷ USD vào tháng 8.

CMA CGM SA - hãng vận tải lớn thứ 3 thế giới - cho biết họ đang đóng băng tỷ giá giao ngay để duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài. Nói cách khác, công ty đang quay lưng lại với lợi nhuận.

Thảo Phương

Zing

Các tin tức khác

>   Ngành vận tải biển toàn cầu vẫn đang chìm sâu trong khủng hoảng (11/09/2021)

>   Đang mâu thuẫn, Trung Quốc vẫn muốn Australia ủng hộ gia nhập CPTPP (11/09/2021)

>   Hãng tàu container lớn thứ ba thế giới sẽ ngừng tăng giá cước trong 5 tháng tới (10/09/2021)

>   Các cảng biển Trung Quốc lại sắp gián đoạn vì bão Chanthu? (10/09/2021)

>   NHTW châu Âu giảm nhịp độ mua trái phiếu khi lạm phát tăng mạnh (10/09/2021)

>   Nhiều nước Đông Nam Á mở cửa sống chung với dịch (10/09/2021)

>   Phí chở hàng trên trời và 'cơn ác mộng' vận chuyển toàn cầu (09/09/2021)

>   Giá sản xuất của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh 9.5% (09/09/2021)

>   Thiếu vắc xin, mục tiêu phân phối cho nước nghèo của COVAX bị giảm gần 30% (09/09/2021)

>   Fed: Doanh nghiệp Mỹ đang "gồng mình" dưới áp lực lạm phát (09/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật