Thứ Năm, 09/09/2021 11:41

Giá sản xuất của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh 9.5%

Lạm phát giá sản xuất của Trung Quốc tăng lên mức đỉnh 13 năm trong tháng 8/2021, với giá hàng hóa ở mức cao bất chấp nỗ lực kìm hãm giá của Bắc Kinh.

Ngày 09/09, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết giá sản xuất (PPI) tháng 8 tăng 9.5% so với cùng kỳ, mạnh hơn mức tăng 9% của tháng 7/2021. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0.8% so với cùng kỳ, yếu hơn mức tăng 1% của tháng trước.

Giá hàng hóa tăng mạnh là yếu tố chính thức đẩy chỉ số PPI trong năm nay. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã ra động thái kiểm soát, như giải phóng kho dự trữ chiến lược và kiểm soát hoạt động đầu cơ tích trữ, nhưng tác động đến nay vẫn rất hạn chế.

Đà tăng của PPI vẫn chưa được chuyển lại cho người tiêu dùng (thể hiện qua CPI). Chỉ số CPI đến nay vẫn ảm đạm vì giá thực phẩm giảm mạnh và chi tiêu cho dịch vụ du lịch như vé máy bay, tour du lịch và đặt phòng khách sạn đều lao dốc sau khi Chính phủ áp biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt.

“Khoảng cách giữa CPIPPI phản ánh sự trì hoãn chuyển chi phí từ các lĩnh vực thượng nguồn xuống các lĩnh vực hạ nguồn”, Bruce Pang, Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô và chiến lược tại China Renaissance Securities Hong Kong, cho hay. “Nhịp độ chuyển dịch từ PPI sang CPI (trừ thực phẩm) sẽ là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách của NHTW Trung Quốc và các nhà quyết sách khác”.

Đà tăng của PPI phần lớn đến từ các hàng hóa như than đá, hóa chất và thép, Dong Lijuan, Chuyên gia thống kê cấp cao tại Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, cho biết trong tuyên bố. Trong tháng 8/2021, giá đầu ra của ngành khai thác than đá tăng mạnh nhất với mức 57.1% so với cùng kỳ, theo nghiên cứu của Cục Thống kê Quốc gia.

Giá thịt heo – một yếu tố chính trong rổ CPI của Trung Quốc – giảm mạnh trong tháng 8/2021, dẫn tới đà giảm mạnh nhất của chỉ số thực phẩm kể từ năm 2017. Chỉ số CPI lõi – loại trừ thực phẩm và năng lượng – tăng 1.2%. Chỉ số CPI nếu loại trừ thực phẩm sẽ tăng 1.9% so với cùng kỳ.

“Nếu giá thịt heo bắt đầu hồi phục trở lại, CPI cũng sẽ hồi phục vừa phải. Các biện pháp chính sách như giải phóng dự trữ, điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu và tăng công suất khai thác than và thép có thể giữ nguyên hoặc thậm chí tăng cường”, ông Pang cho biết.

“Thậm chí với mức tăng mạnh bất ngờ của PPI Trung Quốc trong tháng 8/2021, bức tranh cơ bản vẫn như thế - trong mắt NHTW, sự ổn định giá cả có lẽ không quan trọng hơn so với ổn định tăng trưởng – nhất là khi CPI giảm tốc. Giá hàng hóa tiếp tục thúc đẩy PPI, trong khi sự bùng phát của biến chủng Delta đang đè nặng lên CPI. Xét chung, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát”, Eric Zhu, Chuyên gia kinh tế Trung Quốc, cho hay.

PBoC nhận thấy áp lực lạm phát trong nền kinh tế đang trong tầm kiểm soát, cho biết trong tháng trước rằng đà tăng của PPI trong nửa đầu năm có thể chỉ tạm thời. Sự hồi phục kinh tế cũng mất đà trong thời gian gần đây với sự xuất hiện của biến chủng Delta, qua đó gây áp lực giảm đối với lạm phát.

Áp lực lạm phát tiêu dùng yếu có thể mang lại khoảng trống cho việc tung ra gói hỗ trợ chính sách. Tuy vậy, dữ liệu xuất khẩu mạnh mẽ trong tuần này và những nhận định của các quan chức NHTW cho thấy khả năng nới lỏng tiền tệ thêm trong thời gian tới là khá thấp, các chuyên gia kinh tế cho biết.

Ngày 07/09, số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng trước tăng 25.6% so với cùng kỳ lên mức kỷ lục 294.3 tỷ USD, cao hơn 10 tỷ USD so với kim ngạch của tháng 7. Kim ngạch nhập khẩu tăng 33.1% lên 236 tỷ USD, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay. Kết quả là Trung Quốc thặng dư thương mại 58.3 tỷ USD trong tháng 8/2021.

Đà tăng vẫn diễn ra mặc cho sự tắc nghẽn tại cảng biển lớn thứ nhì của Trung Quốc bị gián đoạn hoạt động vì xuất hiện ca nhiễm Covid-19. Nhu cầu của thị trường toàn cầu vẫn đang mạnh, nhất là tại hai thị trường Mỹ và châu Âu, khii các nhà bán lẻ có vẻ đang hối hả tích trữ hàng hoá để chuẩn bị cho dịp Giáng sinh và đón năm mới.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Thiếu vắc xin, mục tiêu phân phối cho nước nghèo của COVAX bị giảm gần 30% (09/09/2021)

>   Fed: Doanh nghiệp Mỹ đang "gồng mình" dưới áp lực lạm phát (09/09/2021)

>   Rối loạn chuỗi cung ứng tại châu Âu (08/09/2021)

>   WHO: Covid-19 sẽ đột biến như bệnh cúm và có thể “ở lại với chúng ta” (08/09/2021)

>   Xuất khẩu Trung Quốc tăng lên kỷ lục nhờ đơn hàng từ Mỹ và châu Âu (07/09/2021)

>   Fed sẽ trì hoãn “siết vòi” vì báo cáo việc làm đáng thất vọng trong tháng 8? (07/09/2021)

>   CNN: Mua sắm trực tuyến không còn miễn nhiễm với lạm phát (07/09/2021)

>   Lãnh đạo NHTW Ba Lan: Nâng lãi suất lúc này sẽ cực kỳ rủi ro (06/09/2021)

>   'Hộ chiếu vắc xin' - xu hướng đi lại an toàn trên thế giới (06/09/2021)

>   Hãng hàng không Philippine Airlines nộp đơn bảo hộ phá sản (06/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật