Thứ Năm, 09/09/2021 09:59

Fed: Doanh nghiệp Mỹ đang "gồng mình" dưới áp lực lạm phát

Doanh nghiệp Mỹ đang trải qua giai đoạn lạm phát leo thang vì tình trạng thiếu cung hàng hóa và có khả năng họ sẽ chuyển phần tăng sang cho người tiêu dùng, báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết trong ngày 08/09.

Trong báo cáo về tình hình kinh tế Mỹ (Beige Book), Fed cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng nhìn chung “đã giảm đôi chút xuống mức vừa phải” giữa lúc xuất hiện đợt bùng phát biến chủng Delta trong tháng 7-8/2021.

“Sự giảm tốc của hoạt động kinh tế phần lớn do sự suy giảm của hoạt động đi ăn ngoài, du lịch ở hầu hết các quận. Điều này phản ánh mối lo ngại về sự an toàn trước sự bùng phát của biến chủng Delta và trong vài trường hợp là các biện pháp kiểm soát đi lại quốc tế”, trích từ báo cáo.

Đà tăng áp lực lạm phát đang là một phần của bức tranh, mà trong đó doanh nghiệp đang phải tăng lương để xoa dịu tình trạng thiếu hụt lao động.

Báo cáo lưu ý rằng lạm phát “đang ổn định ở mức cao”, với 12 khu vực của Fed ghi nhận áp lực “mạnh” từ lạm phát, trong khi 3 khu vực còn lại cho rằng áp lực ở mức “vừa phải”. Tuy nhiên, các thông tin chi tiết của báo cáo cho thấy rắc rối ngày càng nhiều. Chỉ số lạm phát ưa thích của Fed tăng 3.6% trong tháng 7/2021 và hầu hết các chỉ số lạm phát khác cũng tăng mạnh.

“Với sự thiếu hụt nguồn lực, áp lực giá đầu vào tiếp tục lan rộng hơn”, trích từ báo cáo.

Doanh nghiệp ghi nhận “đà tăng đáng kể về chi phí mua kim loại và các sản phẩm từ kim loại, chi phí dịch vụ vận tải biển và nguyên vật liệu xây dựng”, dù rằng giá gỗ xẻ đã rớt mạnh.

Họ cũng nói rằng áp lực tăng giá từ phía cung có khả năng sẽ được chuyển lại cho người tiêu dùng.

“Ngay cả với mức giá cao, nhiều doanh nghiệp cũng khó khăn trong tìm mua nguyên liệu đầu vào”, trích từ báo cáo. “Một số khu vực ghi nhận rằng doanh nghiệp cảm thấy thoải mái hơn khi chuyển đà tăng chi phí lại cho người tiêu dùng thông qua việc bán hàng hóa giá cao hơn. Một vài khu vực báo hiệu doanh nghiệp chuẩn bị tăng giá mạnh trong vài tháng tới”.

Báo cáo trên được đưa ra khi Fed đang xem xét có rút lại một phần gói kích thích tiền tệ hay không. Cụ thể hơn, các quan chức đang cân nhắc cắt giảm nhịp độ mua trái phiếu hàng tháng, có khả năng là trước khi kết thúc năm 2021.

Những quan chức ủng hộ giữ nguyên chính sách phần lớn tỏ ra lo ngại về thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm về 5.2%, nhưng mức tạo việc làm đã giảm đáng kể trong tháng 8/2021 giữa lúc xuất hiện biến chủng Covid-19.

Báo cáo của Fed cho thấy tất cả khu vực đều ghi nhận sự tăng trưởng về việc làm, nhưng nó biến động trong khoảng từ “nhẹ cho tới mạnh”. Các doanh nghiệp cho biết đang “thiếu hụt lao động trầm trọng”, mặc dù họ đã tăng mạnh tiền lương, nhất là ở các ngành nghề có thu nhập thấp.

“Các công ty đang sử dụng chính sách thường xuyên nâng lương, thưởng, đào tạo và sắp xếp thời gian làm việc linh hoạt để giữ lại và thu hút người lao động”, trích từ báo cáo.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Rối loạn chuỗi cung ứng tại châu Âu (08/09/2021)

>   WHO: Covid-19 sẽ đột biến như bệnh cúm và có thể “ở lại với chúng ta” (08/09/2021)

>   Xuất khẩu Trung Quốc tăng lên kỷ lục nhờ đơn hàng từ Mỹ và châu Âu (07/09/2021)

>   Fed sẽ trì hoãn “siết vòi” vì báo cáo việc làm đáng thất vọng trong tháng 8? (07/09/2021)

>   CNN: Mua sắm trực tuyến không còn miễn nhiễm với lạm phát (07/09/2021)

>   Lãnh đạo NHTW Ba Lan: Nâng lãi suất lúc này sẽ cực kỳ rủi ro (06/09/2021)

>   'Hộ chiếu vắc xin' - xu hướng đi lại an toàn trên thế giới (06/09/2021)

>   Hãng hàng không Philippine Airlines nộp đơn bảo hộ phá sản (06/09/2021)

>   Tòa án Mỹ không công nhận bằng sáng chế từ AI (04/09/2021)

>   Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 8 đầy thất vọng (04/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật