Thứ Ba, 01/06/2021 09:45

Xuất khẩu Hàn Quốc tăng mạnh nhất trong 32 năm, xuất khẩu chip và xe hơi tăng vọt

Trong tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tăng mạnh nhất kể từ năm 1988, khi việc tái mở cửa của các nước trên thế giới thúc đẩy nhu cầu sản phẩm từ xứ sở kim chi.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 45.6% so với cùng kỳ, Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết trong ngày 01/06. Tuy vậy, con số này vẫn thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 48.9% của các chuyên gia kinh tế. Trong đó, xuất khẩu tới Trung Quốc tăng 22.7%, còn tổng giá trị xuất khẩu chất bán dẫn tăng 24.5%.

Một báo cáo khác từ IHS Markit cho thấy lĩnh vực sản xuất của Hàn Quốc tăng trưởng ở nhịp độ chậm hơn, với chỉ số PMI tháng 5 ở mức 53.7, giảm nhẹ so với tháng trước.

Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu một phần được thổi phồng bởi cú giảm 24% của tháng 5/2020, nhưng mức tăng ngoại cỡ này củng cố thêm cho quan điểm: Thương mại toàn cầu đang hồi phục trở lại từ đại dịch và thổi bùng sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Việc đẩy mạnh tiêm chủng ở các nền kinh tế lớn như Mỹ cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường “dể thở” hơn và thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng.

Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu giảm về mức 50.7 tỷ USD, từ mức 51.2 tỷ USD của tháng4 /2020. Bộ Thương mại Hàn Quốc lưu ý rằng số ngày làm việc của tháng 5 ít hơn tháng 4 khoảng 3 ngày.

Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc được xem là phong vũ biểu hữu ích cho nhu cầu toàn cầu, vì đây là công xưởng sản xuất tân tiến về chip, xe hơi, điện thoại thông minh và các con số được công bố nhanh chóng.

Xuất khẩu là chìa khóa để đạt mức dự báo tăng trưởng kinh tế 4% của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) trong năm nay, vì chúng thúc đẩy đầu tư và sự tự tin của người dân. Tiêu thụ của Hàn Quốc cũng đang tăng và giúp đà hồi phục của xứ sở kim chi thêm cân bằng hơn.

“Đây là mức tăng trưởng được thổi phồng bởi tác động bóp méo của đại dịch”, Yoon Yeo-sam, Chuyên viên phân tích tại Meritz Securities ở Seoul, cho hay. “Dù vậy, môi trường thương mại thuận lợi càng củng cố cho lập luận của BoK trong việc thắt chặt chính sách”.

Dữ liệu gần nhất từ Trung Quốc cho thấy đà hồi phục sản xuất của đất nước này có lẽ đã đạt đỉnh, trong đó giá nguyên liệu đầu vào ngày càng cao đang gây áp lực lên các nhà máy nhỏ. Báo cáo của IHS Markit tại Hàn Quốc cho thấy sự gián đoạn chuỗi cung ứng càng khuếch đại áp lực giá đối với các nhà sản xuất.

Những điểm đáng chú ý

- Tổng giá trị xuất khẩu xe hơi tăng vọt 93.7% trong tháng 5 so với cùng kỳ, trong khi xuất khẩu sản phẩm dầu tăng 164.1%.

- Xuất khẩu tới Mỹ tăng trưởng 62.8%, còn với Nhật Bản tăng 32.1% và với EU tăng 62.8%.

- Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 37.9% so với cùng kỳ và thặng dư thương mại khoảng 2.93 tỷ USD.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Sự phục hồi sẽ còn tiếp tục? (05/06/2021)

>   Chuỗi cung ứng Trung Quốc dưới áp lực khổng lồ của chi phí nguyên vật liệu (31/05/2021)

>   Kế hoạch ngân sách 6 nghìn tỷ USD của ông Biden: “Tiền đang rẻ, cứ tiêu đi!” (31/05/2021)

>   Nikkei: Việt Nam và Đài Loan gấp rút bảo vệ chuỗi cung ứng (31/05/2021)

>   Eurostat: Thương mại của EU trở lại gần mức trước đại dịch COVID-19 (30/05/2021)

>   Mỗi ngày có thêm 7.000-8.000 ca COVID-19 mới, Malaysia phong toả toàn quốc (29/05/2021)

>   Các nền kinh tế APEC dự kiến tăng trưởng 6,3% trong năm 2021 (28/05/2021)

>   Trung Quốc giữa bão giá nguyên liệu: Càng làm càng lỗ (27/05/2021)

>   Vì sao thế giới sắp rơi vào tình trạng thiếu cung kéo dài? (27/05/2021)

>   Chiến dịch tiêm chủng thần tốc đưa nước Mỹ "hồi sinh" (27/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật