Thứ Hai, 31/05/2021 14:39

Kế hoạch ngân sách 6 nghìn tỷ USD của ông Biden: “Tiền đang rẻ, cứ tiêu đi!”

Kế hoạch lập luận rằng việc đầu tư công lúc này là khôn ngoan vì lãi suất đi vay đang rẻ, còn giảm thâm hụt ngân sách là việc sẽ tính sau...

Tỷ lệ nợ liên bang so với GDP của Mỹ qua các năm, không tính các khoản nợ do nội bộ chính phủ nắm giữ. Đơn vị: % - Nguồn: Forbes.

Hôm thứ Sáu vừa rồi, Nhà Trắng gửi lên Quốc hội Mỹ một kế hoạch ngân sách 6 nghìn tỷ USD nhằm đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và chống biến đổi khí hậu.

Kế hoạch lập luận rằng việc đầu tư công lúc này là khôn ngoan vì lãi suất đi vay đang rẻ, còn giảm thâm hụt ngân sách là việc sẽ tính sau.

Bản kế hoạch ngân sách đầy đủ đầu tiên của Tổng thống Dân chủ Joe Biden kể từ khi lên cầm quyền đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nghị sỹ Cộng hoà – những người muốn hạn chế chi tiêu chính phủ, kiềm chế nợ công, và từ chối kế hoạch của ông Biden về tăng thuế đánh vào tầng lớp nhà giàu và các công ty lớn, hãng tin Reuters cho hay.

“Đề xuất của Tổng thống Biden sẽ nhấn chìm các gia đình Mỹ trong nợ nần, thâm hụt và lạm phát” - thượng nghị sỹ Cộng hoà Mitch McConnell.

Một số nhóm cấp tiến cũng cho rằng chính quyền ông Biden nên cắt giảm chi tiêu quân sự.

Trái lại, Các nghị sỹ Dân chủ, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, dành cho kế hoạch ngân sách của ông Biden sự khen ngợi.

Theo kế hoạch trên, Chính phủ liên bang Mỹ dự kiến chi tiêu 6,01 nghìn tỷ USD trong tài khoá 2022 và thu ngân sách dự kiến đạt 4,17 nghìn tỷ USD. Mức chi này tăng 36,6% so với chi của 2019, năm trước khi đại dịch Covid khiến chi tiêu công của Mỹ tăng vọt. Mức thâm hụt dự kiến 1,84 nghìn tỷ USD giảm mạnh so với 2 tài khoá trước đó, nhưng vẫn cao gấp gần 2 lần so với mức thâm hụt 984 tỷ USD của năm 2019.

Chủ tịch Uỷ ban Ngân sách thuộc Thượng viện Mỹ, ông Bernie Sanders – một nghị sỹ Dân chủ cốt cán - gọi kế hoạch ngân sách của ông Biden là “chương trình nghị sự quan trọng nhất dành cho các gia đình lao động trong thời kỳ hiện đại của đất nước chúng ta”. Ông Sanders cũng cho rằng kế hoạch sẽ tạo ra hàng triệu công việc với mức thu nhập tốt và giảm tỷ lệ đói nghèo ở Mỹ.

Trong khi đó, thủ lĩnh phe thiểu số tại Thượng viện, nghị sỹ Cộng hoà Mitch McConnell, không tiếc lời chê bai kế hoạch, đồng thời cảnh báo những người Dân chủ “nên bớt mơ hão và thôi hành động kiểu bè phái riêng lẻ”.

“Đề xuất của Tổng thống Biden sẽ nhấn chìm các gia đình Mỹ trong nợ nần, thâm hụt và lạm phát”, ông McConnell viết trên mạng xã hội Twitter.

Bà Cecilia Rouse, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của ông Biden, nói rằng kế hoạch của ông Biden là “đi trước một bước”.

Kế hoạch của ông Biden dự kiến dành 4 nghìn tỷ USD để giải quyết tình trạng bất bình đẳng thu nhập, chống biến đổi khí hậu và giáo dục miễn phí thêm 4 năm tại các trường công. Giới chức Nhà Trắng nói rằng khoản chi này sẽ được chi trả đầy đủ trong vòng 15 năm, khi việc tăng thuế bắt đầu kéo thâm hụt ngân sách giảm dần sau năm 2030.

Bà Cecilia Rouse, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của ông Biden, nói rằng kế hoạch của ông Biden là “đi trước một bước”, rằng chính quyền Biden sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách trong môi trường lãi suất thấp hiện nay để có những khoản đầu tư quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Bà Rouse dự báo thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ sẽ sụt trên 2 nghìn tỷ USD trong những năm sau đó.

“Đó sẽ là một sự thay đổi lớn so với việc chính quyền tiền nhiệm giảm mạnh thuế khiến vấn đề tài khoá dài hạn của chúng ta trở nên trầm trọng hơn”, vị cố vấn phát biểu. “Bài kiểm tra quan trọng nhất về sức khoẻ tài khoá của chúng ta là việc trả tiền lãi thực cho các khoản nợ đã vay. Việc đó sẽ cho biết liệu có phải vay nợ gây ra gánh nặng đối với nền kinh tế và làm mất đi nguồn lực cho các khoản đầu tư khác hay không”.

Năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 ở Mỹ đang ở giai đoạn đỉnh điểm, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ rớt xuống mức thấp kỷ lục. Đến nay, lợi suất đã thoát đáy nhưng lãi suất vay vốn thông qua phát hành trái phiếu của Chính phủ Mỹ vẫn đang thấp nhất trong nhiều năm.

Khi nói về nguy cơ lạm phát từ việc Chính phủ Mỹ ồ ạt chi tiêu, bà Rouse nói lạm phát ngắn hạn đang tăng mạnh do nền kinh tế phục hồi nhanh, nhưng cho rằng theo thời gian, lạm phát sẽ quay trở lại ngưỡng 2% hàng năm.

Tỷ lệ nợ liên bang so với GDP của Mỹ qua các năm, không tính các khoản nợ do nội bộ chính phủ nắm giữ. Đơn vị: % - Nguồn: Forbes.

Kế hoạch ngân sách của ông Biden sẽ mở ra một cuộc đàm phán cam go kéo dài nhiều tháng tại Quốc hội Mỹ, nơi đang có sự chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà trong hầu hết các vấn đề quan trọng của đất nước. Phe Cộng hoà cho rằng việc ông Biden chi tiêu mạnh tay sẽ thổi bùng lạm phát và làm suy giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Janet Yellen hôm thứ Năm nói rằng kế hoạch ngân sách mới sẽ đẩy nợ công của nước Mỹ vượt tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm nhưng sẽ không gây thêm sức ép lạm phát.

An Huy

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Nikkei: Việt Nam và Đài Loan gấp rút bảo vệ chuỗi cung ứng (31/05/2021)

>   Eurostat: Thương mại của EU trở lại gần mức trước đại dịch COVID-19 (30/05/2021)

>   Mỗi ngày có thêm 7.000-8.000 ca COVID-19 mới, Malaysia phong toả toàn quốc (29/05/2021)

>   Các nền kinh tế APEC dự kiến tăng trưởng 6,3% trong năm 2021 (28/05/2021)

>   Trung Quốc giữa bão giá nguyên liệu: Càng làm càng lỗ (27/05/2021)

>   Vì sao thế giới sắp rơi vào tình trạng thiếu cung kéo dài? (27/05/2021)

>   Chiến dịch tiêm chủng thần tốc đưa nước Mỹ "hồi sinh" (27/05/2021)

>   Cơn bùng nổ giá cả hàng hóa lan sang ngành sữa (27/05/2021)

>   “Thất thế” trong cuộc đua vaccine ảnh hưởng như thế nào đến các nền kinh tế châu Á? (27/05/2021)

>   'Kinh tế châu Á sẽ phục hồi bất chấp việc dịch Covid-19 tái bùng phát' (26/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật