Chủ Nhật, 02/02/2020 11:00

Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ cuối): Nga bị trừng phạt

Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump – người từng cam kết cải thiện mối quan hệ với Điện Kremlin – đã áp đặt những biện pháp hà khắc nhất trong năm 2018 và trừng phạt một vài tỷ phú và công ty Nga, qua đó, gây chao đảo nhiều thị trường.

* Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 1): Những cánh chim đầu đàn

* Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 2): Bình minh của các chính quyền dân chủ

* Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 3): Sức mạnh của quan hệ gia đình

* Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 4): Kỷ nguyên của Vladimir Putin

* Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 5): Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng

Giai đoạn 2014-2019

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây nổ ra ở Ukraine, từ đó, đặt Nga vào tâm điểm chú ý trên toàn cầu trong suốt năm 2014. Các cuộc biểu tình nổ ra trong tháng 11/2013, sau khi Chính phủ không thể ký thỏa thuận kinh tế với EU nhằm ủng hộ mối quan hệ với Nga.

Các cuộc biểu tình trở nên dữ dội hơn và dẫn tới nhiều vụ chết người trong năm 2014, với hơn 100 người tử vong và vị Tổng thống ủng hộ nước Nga phải rời bỏ đất nước. Trong năm đó, Putin sáp nhập với Crimea và các lực lượng có sự hậu thuẫn từ điện Kremlin, đã thúc đẩy cuộc nổi dậy của phe ly khai ở Ukraine.

Các quốc gia phương Tây liền đáp trả bằng cách áp lệnh trừng phạt kinh tế, nhắm tới các quan chức và các nhà điều hành, cũng như nhiều ông trùm – vốn đã nổi lên trong 30 năm qua. Chỉ trong 1 thế hệ, những vị tỷ phú này trở thành quân cờ trong trò chơi địa chính trị.

Hết lần này đến lần khác, Nga càng bị các nước áp đặt nhiều lệnh trừng phạt, bao gồm hạn chế chuyển giao công nghệ cho Nga và hạn chế các công ty Nhà nước của Nga huy động vốn dài hạn trên thị trường quốc tế. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump – người từng cam kết cải thiện mối quan hệ với Điện Kremlin – đã áp đặt những biện pháp hà khắc nhất trong năm 2018 và trừng phạt một vài tỷ phú và công ty Nga, qua đó, gây chao đảo nhiều thị trường.

Oleg Deripaska, Nga

Tài sản: 3.4 tỷ USD

Là người chiến thắng của “cuộc chiến nhôm”, Deripaska trở nên giàu có trong thập niên 90. Sau đó, ông còn có được sự hỗ trợ từ gia đình – ông cưới con gái của Chánh văn phòng của Tổng thống Nga Yeltsin.

Deripaska bắt đầu công cuộc mở rộng ra quốc tế trước cuộc khủng hoảng năm 2008, mua cổ phiếu tại “gã khổng lồ”: xây dựng Strabag SE và Magna International Inc– công ty sản xuất phụ tùng xe hơi lớn nhất thế giới. Thông qua công ty đầu tàu của ông United Co. Rusal, ông cũng mua cổ phần tại Norilsk Nickel.

“Thập niên 90 là khoảng thời gian đầy hỗn loạn và cơ hội, đó cũng là giai đoạn đầy biến chuyển cho cả tôi cũng như đất nước”, Deripaska cho biết qua email. “Tôi còn rất trẻ tại thời điểm đó và tràn đầy nhiệt huyết. Tôi chưa được tặng bất kỳ tài sản nào. Những gì tôi có đều tự do tôi kiếm được”.

Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến ông Deripaska bị tác động vô cùng kinh khủng. Lượng nợ mà ông dùng để tài trợ cho tham vọng mở rộng khiến ông rơi vào cảnh “margin call”. Thương vụ mua cổ phần tại Norilsk Nickel, cùng với đà giảm của giá nhôm đẩy Rusal đến bờ vực sụp đổ. Công ty đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc nợ 17 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Nga.

Sau đó là Crimea. Khủng hoảng năm 2008 khiến tiền tệ mất giá nhanh chóng, đột nhiên làm gia tăng giá trị của khoản doanh thu bằng USD của Rusal khi đổi sang Rúp. Đây là thông tin tuyệt vời cho Deripaska. Nhưng niềm vui lớn chẳng tày gang, đến năm 2018, Mỹ áp lệnh trừng phạt lên hầu hết các công ty của ông, bao gồm cả Rusal, nhằm ngăn chặn khả năng ký hợp đồng mới và bán các sản phẩm tiên tiến của Rusal. Cổ phiếu Rusal rớt mạnh và thị trường nhôm toàn cầu hứng chịu những cú sốc nghiêm trọng.

Nhờ vận động hành lang cường độ cao và sự thay đổi nguồn cung toàn cầu, các lệnh trừng phạt đối với Rusal đã được gỡ bỏ, mặc dù các lệnh trừng phạt áp lên ông Deripaska vẫn còn giữ nguyên. Để giúp các công ty của mình, ông trùm đã đồng ý cắt cổ phần của mình dưới sự kiểm soát và bỏ quyền quản lý.

“Các lệnh trừng phạt của Mỹ không khác gì các cuộc đả kích cá nhân đáng xấu hổ nhằm thể hiện rằng mình cứng rắn đối với Nga”, Deripaska cho biết.

Hiện nay, ông Deripaska đang cố gắng để gỡ bỏ lệnh trừng phạt khỏi công ty xe hơi của ông bằng cách giảm bớt tỷ lệ sở hữu cổ phần.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 5): Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng (31/01/2020)

>   Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 4): Kỷ nguyên của Vladimir Putin (30/01/2020)

>   Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 3): Sức mạnh của quan hệ gia đình (29/01/2020)

>   Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 2): Bình minh của các chính quyền dân chủ (28/01/2020)

>   Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu (kỳ 1): Những cánh chim đầu đàn (27/01/2020)

>   Tại sao “Nhật Bản hóa” và đình trệ kéo dài lại là tín hiệu đáng báo động? (17/01/2020)

>   2019: Năm ‘hạn’ với các CEO (17/01/2020)

>   Siêu dự án 'biến hóa' dữ liệu lên ADN (17/01/2020)

>   Kinh tế Đức có năm tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2013 (16/01/2020)

>   Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 (16/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật