Thứ Sáu, 17/01/2020 20:30

2019: Năm ‘hạn’ với các CEO

Số lượng giám đốc điều hành (CEO) ra đi đạt mức cao kỷ lục trong năm 2019.

Theo Challenger, Gray & Christmas, trong số các công ty có trụ sở tại Mỹ, cũng như các tổ chức Chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận, 1,640 CEO đã rời vị trí vào năm ngoái, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ 2002, thời điểm Challenger bắt đầu theo dõi điều này.

CEO Boeing, Dennis Muilenburg.

Các công ty tư nhân trong lĩnh vực may mặc, thực phẩm, công nghệ và năng lượng có tỷ lệ CEO ra đi tăng cao nhất so với năm 2018.

Trong khi phần lớn CEO rời khỏi vì lý do thông thường - chẳng hạn như nhận công việc khác hoặc nghỉ hưu - thì 35 người còn lại ra đi do dính đến các vụ bê bối hoặc bị cáo buộc có hành vi sai trái trong nghề nghiệp.

"Theo phong trào #MeToo, các công ty đã quyết tâm buộc CEO phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm liên quan đến hành vi cá nhân và trong nghề nghiệp, tạo ra những tiêu chuẩn đạo đức cao hơn trong giới quản lý cấp cao", Andrew Challenger, phó chủ tịch của Challenger, Gray & Christmas, cho hay.

Thu hút nhiều sự chú ý năm ngoái là sự ra đi của Dennis Muilenburg (Boeing), Adam Neumann (WeWork), Oscar Munoz (United Airlines), Larry Page (Alphabet, công ty mẹ của Google), Hubert Joly của Best Buy, Mark Parker của Nike, McDonald Easter Easter và Melanie Whelan của SoulCycl.

Và lần đầu tiên kể từ năm 2013, số lượng công ty chọn người ngoài để thay thế người đứng đầu của họ đã nhiều hơn số công ty chọn ứng viên nội bộ (784 so với 620).

CEO phải mang lại nhiều thứ hữu ích hơn trước

Tìm kiếm người ngoài để trao quyền lãnh đạo thường là dấu hiệu cho thấy một công ty đang gặp rắc rối về tài chính hoặc cần bộ kỹ năng mới giúp công ty thích ứng với nhu cầu thị trường trong tương lai.

Tuy nhiên, tất cả CEO mới - dù là từ trong hay ngoài công ty - ngày càng được yêu cầu phải mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm đa dạng hơn so với người tiền nhiệm.

Khi đánh giá hơn 900 công ty ở Mỹ, châu Âu, Úc và Trung Quốc, công ty tìm kiếm giám đốc điều hành Heidrick & Struggles nhận thấy nhu cầu đối với các CEO ngày nay lớn hơn bao giờ hết.

"Công việc của CEO tiếp tục mở rộng và các kỹ năng cần thiết cho vai trò này ngày nay khá khác so với một thập niên trước", Jeff Sanders, phó chủ tịch và đồng quản lý bộ phận “CEO & Board Practice” toàn cầu của Heidrick & Struggles, nói.

Ngoài những kỳ vọng “truyền thống” như quản lý hoạt động hàng ngày, báo cáo với hội đồng quản trị và đáp ứng cam kết với cổ đông, CEO phải đảm bảo tình trạng kinh doanh và công nghệ không bị gián đoạn. Họ cũng phải giám sát những thay đổi về mặt văn hóa và tổ chức để phù hợp với tinh thần bền vững mới lẫn công cuộc tìm kiếm ý nghĩa và sự đa dạng của nhân viên ở tất cả các cấp.

Và hơn trước, các công ty đang tìm kiếm những CEO có kinh nghiệm quản lý ở cấp độ C, bằng cấp cao và những người đã làm việc quốc tế.

"Nói cách khác, các CEO ngày nay phải hoàn thành mọi thứ mà người tiền nhiệm của họ đã làm và nhiều hơn nữa”, Sanders nói.

Nhã Thanh (Theo Edition)

FILI

Các tin tức khác

>   Siêu dự án 'biến hóa' dữ liệu lên ADN (17/01/2020)

>   Kinh tế Đức có năm tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2013 (16/01/2020)

>   Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 (16/01/2020)

>   Zambia đối mặt nguy cơ mất tài nguyên vì vay tiền Trung Quốc (15/01/2020)

>   2020 có thể là năm xảy nhiều vụ sáp nhập ngân hàng trên thế giới (15/01/2020)

>   Những người giàu nhất Singapore (23/01/2020)

>   Mỹ và Trung Quốc không có thỏa thuận giảm thuế trong tương lai (15/01/2020)

>   WHO: Bệnh phổi lạ ở Trung Quốc lây từ người sang người, nguy cơ bùng phát (15/01/2020)

>   Thâm hụt ngân sách Mỹ vượt ngưỡng 1 ngàn tỷ USD lần đầu tiên trong 7 năm (14/01/2020)

>   Trung Quốc sẽ cam kết mua 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong thỏa thuận giai đoạn 1? (14/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật