Doanh nghiệp Mỹ đang “bầm dập” ra sao vì cuộc chiến thương mại?
Chưa đầy một năm trong cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ đang phải chịu áp lực tài chính.
Sau khi ông Trump quyết định đánh thuế lên lượng hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc và đe dọa giáng thêm thuế lên một lượng hàng hóa khác trị giá 267 tỷ USD, tổng cộng là sẽ vượt cả giá trị của toàn bộ hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ trong năm ngoái. Đáp lại, Trung Quốc đã áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá 60 tỷ USD của Mỹ trong tháng 8, nâng tổng giá trị hàng hóa do Trung Quốc đánh thuế lên 110 tỷ USD.
"Chiến tranh thương mại là tốt và dễ giành chiến thắng", Trump phát biểu hồi tháng 3, nhưng cho đến nay không có cái nào trong những điều trên được chứng minh là đúng. Trong khi đó, các công ty Mỹ ở tuyến đầu tại Trung Quốc đang phải hứng chịu hậu quả nặng nề.
“Xáo trộn hoàn toàn”, Chris Rupkey, chuyên gia kinh tế tài chính của MUFG Union Bank, gần đây đã nói với tờ Los Angeles Times. "Tất cả những gì bạn phải làm là nhìn vào các cuộc gọi hội nghị thảo luận về kết quả tài chính mà nhiều công ty đã đưa ra”. Thật vậy, gần 40% trong tất cả các công ty S&P 500 báo cáo thu nhập quý III cho đến nay đã thảo luận về hậu quả của thuế trong các cuộc gọi hội nghị của họ với những nhà phân tích, CNBC đưa tin vào ngày 24/10, dù rằng không phải tất cả đều liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên, là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc chắc chắn có tác động lớn nhất.
Trung Quốc cũng biết cần nhắm vào đâu, vì họ ý thức rất rõ rằng các công ty Mỹ không được bảo vệ. Yi Gang, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), gần đây cho biết việc tập trung vào giảm tình trạng dư nợ tài khoản vãng lai của Trung Quốc (có nghĩa là xuất khẩu ít hơn nhập khẩu) hiện bỏ qua các yếu tố như sự tồn tại của những công ty con của Mỹ đang sản xuất và bán hàng tại Trung Quốc.
Hơn nữa, cú đánh dành cho các công ty Mỹ đã "rõ ràng và vươn xa", theo một cuộc khảo sát chung của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc (AmCham Beijing) và AmCham Thượng Hải, với hơn 60% trong số các công ty được khảo sát nói rằng thuế quan đã gây tổn hại cho hoạt động của họ. Báo cáo trích lời Chủ tịch AmCham Thượng Hải Eric Zheng như sau:
“Nếu gần phân nửa các công ty Mỹ dự đoán tác động tiêu cực mạnh từ vòng thuế tiếp theo của Mỹ, thì chính quyền Mỹ sẽ làm tổn thương chính những công ty mà họ nên giúp đỡ. Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của Tổng thống Trump để thiết lập lại quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, giải quyết những bất bình đẳng lâu nay và cân bằng lại sân chơi này. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm như vậy thông qua các phương tiện khác chứ không phải là những mức thuế gây ảnh hưởng”.
Có lẽ điều lớn nhất chúng ta có thể làm để giúp các công ty Mỹ - Michael Schuman viết cho Bloomberg - là ngừng ám ảnh về thâm hụt thương mại, vốn đang bỏ qua số tiền kiếm được bởi các công ty Mỹ sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở Trung Quốc cho thị trường Trung Quốc. Thay vào đó, chúng ta nên tìm cách giúp họ thành công ở nơi họ đang có mặt - trong nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc. "Ông Trump sẽ thành công hơn nếu trực tiếp ép Bắc Kinh dỡ bỏ rào cản đối với các doanh nghiệp Mỹ, thay vì hạn chế thương mại và áp đặt chi phí cao hơn cho các công ty và người tiêu dùng Mỹ. Chính lợi nhuận mới quan trọng, chứ không phải là thâm hụt", Schuman nói.
Mục tiêu điều chỉnh thâm hụt thương mại của ông Trump, để cho giá trị của tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc phù hợp hơn với giá trị của tất cả hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, hiện bỏ qua thực tế là các nền kinh tế đang bùng nổ kiếm được nhiều tiền hơn, chi tiêu nhiều hơn và nhập khẩu nhiều hơn. Khi làm việc với một nền kinh tế rộng lớn và mang tính thống trị như Mỹ, với USD của họ là đồng tiền dự trữ của thế giới, thì lối suy nghĩ cũ kỹ về thâm hụt thương mại không thực sự có tác dụng. Thật vậy, nó không bao giờ có được điều đó.
Nhã Thanh (Theo Forbes)
FILI
|