Thứ Hai, 29/10/2018 10:39

Kinh tế Trung Quốc sẽ lại giảm tốc trong tháng 10?

Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc trong tháng 10/2018, giai đoạn mà căng thẳng thương mại với Mỹ dâng cao và các nhà hoạch định chính sách phải tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Đây là tín hiệu từ các chỉ báo sớm nhất do Bloomberg Economics tổng hợp về các điều kiện kinh doanh và tâm lý thị trường. Các nỗ lực để xoa dịu tâm lý của các nhà điều hành và nhà đầu tư vẫn chưa phát huy.

Những gì xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc trong quý 4/2018 sẽ được theo dõi sát sao, trong đó nhà đầu tư tập trung vào việc liệu Chính phủ có thể duy trì tăng trưởng ổn định mà không làm gia tăng nợ hay không. Mặc dù tăng trưởng quý 3/2018 suy giảm, phần lớn tác động từ cuộc chiến thương mại và đà giảm tốc vẫn kéo dài.

“Các chỉ báo sớm cho thấy, các điều kiện kinh tế tiếp tục suy yếu cả về trong nước và ngoài nước”, Trưởng Bộ phận kinh tế châu Á, Chang Shu, cho biết. “Tâm lý về kinh tế đang rất tệ, nhất là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Chúng tôi hy vọng sự hỗ trợ chính sách dành cho nền kinh tế tiếp tục được mở rộng tới nhiều khía cạnh của tăng trưởng – xuất khẩu, tiêu thụ và đầu tư”.

Trong tháng này, Chính phủ Trung Quốc đưa ra hàng loạt biện pháp để ổn định tâm lý thị trường, bao gồm các động thái tăng thanh khoản trong hệ thống tài chính, giảm thuế cho các hộ gia đình và các biện pháp nhắm tới việc hỗ trợ các nhà xuất khẩu.

Các quan chức hàng đầu bao gồm Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng muốn thúc đẩy niềm tin nhà đầu tư, củng cố sức mạnh cơ bản của nền kinh tế và nỗ lực hỗ trợ thị trường chứng khoán nước nhà. Chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm gần 8% trong tháng này.

Mối quan hệ Mỹ - Trung

Dường như chẳng có dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã cải thiện trong tháng 10/2018, khi các quan chức từ cả hai quốc gia đáp trả qua lại, và các công ty toàn cầu chuẩn bị tinh thần cho cuộc xung đột kéo dài.

Hôm 23/10, Larry Kudlow, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng hàng đầu, cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp gỡ Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 11/2018, đồng thời nói thêm ông không mong sẽ có bước đột phá từ cuộc đối thoại này.

Dữ liệu kinh tế chính thức đầu tiên – chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) đối với các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và lĩnh vực phi sản xuất công nghiệp – sẽ được công bố vào sáng ngày thứ Tư (31/10) ở Bắc Kinh.

Chỉ số PMI cho sản xuất công nghiệp có lẽ sẽ lại suy giảm, còn chỉ số PMI cho lĩnh vực phi sản xuất công nghiệp – vốn bao gồm xây dựng và dịch vụ - được cho là sẽ không đổi, dựa trên nhận định của các nhà dự báo tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg. Trong tháng 9/2018, chỉ số PMI sản xuất công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng.

Dữ liệu từ các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc củng cố thêm cho quan điểm rằng sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu có lẽ chỉ là tạm thời. Mức trung bình có trọng số của các chỉ số PMI flash của các quốc gia bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản giảm tháng thứ 6 trong tháng 10/2018 xuống mức thấp nhất trong 2 năm.

Áp lực lạm phát từ các nhà máy Trung Quốc cũng giảm tháng thứ tư liên tiếp xuống mức thấp nhất trong 2 năm, dựa trên các ước tính của Bloomberg. Giá hàng hóa tăng trưởng chậm hơn sẽ tác động tiêu cực tới biên lợi nhuận của các công ty và cho thấy đà giảm tốc về nhu cầu.

Tâm lý thị trường vẫn tiêu cực trong phần lớn khoảng thời gian của tháng 10/2018. Chỉ số Shnaghai Composite giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm trong tháng 10/2018, giữa lúc thị trường cổ phiếu toàn cầu đồng loạt giảm. Giá đồng cũng giảm, mặc dù giá quặng sắt tiếp tục gia tăng, khi cuộc kiểm soát chặt chẽ về vấn đề ô nhiễm môi trường tiếp tục thúc đẩy nhu cầu.

Vào đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thông báo giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng, giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. Trước đó, Trung Quốc cũng đưa ra các biện pháp bổ sung vào ngày 22/10/2018 để ngăn chặn các vụ vỡ nợ trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nâng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.

Trong khi đó, tâm lý tiếp tục trở nên bi cực hơn tại các công ty Trung Quốc, theo kết quả khảo sát. Một chỉ số đo lường niềm tin kinh doanh từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2018 trong tháng 10/2018.

“Doanh số chuyển sang ảm đạm vì nhu cầu nội địa tăng trưởng chậm lại và bất ổn từ hoạt động xuất khẩu gia tăng, dựa trên các kết quả khảo sát của chúng tôi. Kết quả là hoạt động sản xuất suy giảm trong tháng 10 /2018 và triển vọng cũng ảm đạm hơn”, Shen Lan, Chuyên gia kinh tế phụ trách cuộc khảo sát tại Standard Chartered, cho biết.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Loạt bất lợi "bủa vây" kinh tế châu Âu (28/10/2018)

>   Reuters: Trung Quốc sẽ ngăn không để Nhân dân tệ suy yếu vượt mốc 7 đổi 1 USD? (27/10/2018)

>   Kinh tế Mỹ tăng trưởng 3.5%, vượt dự báo của các chuyên gia kinh tế (27/10/2018)

>   Mỹ nên học hỏi những nước đang phát triển về... ngân hàng? (28/10/2018)

>   Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đáng lo ngại hơn Fed? (25/10/2018)

>   Châu Á dễ bị tổn thương hơn Mỹ trong tình hình hiện tại? (26/10/2018)

>   8 công ty lớn sẵn sàng rời Trung Quốc vì chiến tranh thương mại (25/10/2018)

>   Trung Quốc siết chặt kênh tài trợ, các doanh nghiệp tư nhân gặp khó (25/10/2018)

>   EU từ chối kế hoạch ngân sách của Italy cho năm 2019 (24/10/2018)

>   Ông Trump: "Có lẽ" tôi hối hận khi bổ nhiệm Jerome Powell (24/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật