Thứ Sáu, 27/07/2018 14:11

Bloomberg: Nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu thêm trong tháng 7?

Các chỉ báo sớm nhất về nền kinh tế Trung Quốc cho thấy, tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục giảm tốc trong tháng này, qua đó minh chứng cho quyết định gia tăng gói kích thích kinh tế của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khi phải đối mặt với căng thẳng thương mại leo thang.

“Các doanh nghiệp nội địa đang bị tác động tiêu cực bởi tình trạng thắt chặt của các điều kiện tài trợ, trong khi xung đột thương mại giánh đòn lên hoạt động xuất khẩu và gây tổn thương tâm lý thị trường”, theo nhận định của ông Fielding Chen tại Bloomberg Economics, người tổng hợp các chỉ báo sớm nhất về điều kiện kinh doanh và tâm lý thị trường.

Khi sự thắt chặt về tài trợ gây tổn thương tới hoạt động nội địa và cuộc chiến thương mại đe dọa tới nhu cầu nước ngoài, các nhà hoạch định chính sách đã tung ra một gói hỗ trợ tài khóa, bao gồm giảm thuế và đẩy nhanh phát hành trái phiếu phục vụ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã 3 lần giảm bớt tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm nay. Ngoài ra, cũng có dấu hiệu cho thấy chiến dịch giảm bớt đòn bẩy hiện tại có phần nhẹ nhàng hơn.

Chỉ số đo lường điều kiện tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Standard Chartered Plc giảm từ 56 (tháng 6/2018) xuống 55.7 trong tháng 7/2018, do áp lực từ đà suy giảm của một chỉ số phụ về tín dụng.

 “Các điều kiện tài trợ của SME đã trở nên tồi tệ hơn, trong đó đánh giá tín dụng cũng khó khăn hơn và chi phí tài trợ khá cao”, Shen Lan, Chuyên gia kinh tế phụ trách việc khảo sát hơn 500 công ty nhỏ tại Standard Chartered, viết trong một báo cáo. “Điều này góp phần tạo điều kiện cho việc nới lỏng nhiều hơn”.

Bà nhận thấy sự cần thiết của việc gia tăng thái độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và phát triển các kênh tài trợ khác để tạo điều kiện tài trợ cho những công ty SME.

Trong bối cảnh sự leo thang của xung đột thương mại gây chao đảo thị trường, chỉ số tâm lý chứng khoán và giá hàng hóa đều cho thấy sự suy yếu. Nhu cầu bên ngoài – được thể hiện bởi chỉ số PMI flash bình quân có trọng số của các đối tác thương mại, bao gồm cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản – đều suy giảm.

Lạm phát nhà sản xuất tăng, trong đó một chỉ số theo dõi của Bloomberg báo hiệu giá khá cao. Khi sản lượng công nghiệp giảm tốc mạnh hơn dự kiến trong tháng trước, lạm phát bền vững sẽ giúp thúc đẩy lợi nhuận của các nhà máy.

Tăng trưởng vẫn còn ổn định trong tháng 7/2018, nhưng niềm tin doanh nghiệp giảm thêm, theo công ty nghiên cứu World Economics Ltd ở Luân Đôn. “Ngay cả khi doanh số còn ổn định trong tháng 7/2018, các nhà quản lý bán hàng vẫn bày tỏ nỗi lo ngại rằng xu hướng tăng trưởng chung không thể tiếp tục”, Ed Jones, Tổng Giám đốc World Economics Ltd, cho biết trong một báo cáo.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   IMF: Đồng Nhân dân tệ đang được “định giá hợp lý” (27/07/2018)

>   Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Đàm phán với EU sẽ giúp giải quyết các vấn đề thương mại (27/07/2018)

>   Kinh tế Mỹ ra sao dưới thời Tổng thống Donald Trump? (27/07/2018)

>   Người dân Lào thẫn thờ vì mất trắng sau vụ vỡ đập thủy điện (27/07/2018)

>   Qualcomm hỏng thương vụ 44 tỷ USD vì Trung Quốc (26/07/2018)

>   Venezuela xóa 5 số 0 trên tờ tiền vì lạm phát phi mã (26/07/2018)

>   Mỹ và EU đồng ý phối hợp giảm bớt thuế quan (26/07/2018)

>   Dịch vụ hỗ trợ 'sống ảo' ở Trung Quốc (26/07/2018)

>   Châu Âu sẵn sàng tung ra hàng rào thuế quan lên 20 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thất bại (25/07/2018)

>   Một "cơn bão" đang nhen nhóm ở nền kinh tế Mỹ? (25/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật