Thứ Bảy, 09/06/2018 10:37

Sau Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, giờ đến Nam Phi lảo đảo vì đồng Rand

Nhà đầu tư đang “đứng ngồi không yên” với những vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây, từ khả năng xảy ra chiến tranh thương mại cho tới sự chấm dứt các gói kích thích tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Chính tâm lý này đã tác động tiêu cực tới từng thị trường mới nổi – vốn là nơi ưa thích của những nhà đầu tư vào những năm trước.

Đồng Rand của Nam Phi giảm hơn 2% trong ngày thứ Sáu (08/06), gần gấp đôi so với đồng nội tệ của các thị trường mới nổi khác. Diễn biến này thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khi trước đó, đồng Real của Brazil cũng lao dốc bất chấp nỗ lực trợ giúp hết mình của Ngân hàng Trung ương nước này. Thậm chí, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang lao dốc, mất hơn 1% chỉ gần 24 tiếng sau khi các nhà hoạch định chính sách gây bất ngờ cho nhà đầu tư với quyết định nâng lãi suất mạnh hơn dự báo. Các trái phiếu Chính phủ tại thị trường mới nổi giảm mạnh và chỉ số MSCI thị trường mới nổi lao dốc mạnh nhất trong hơn 3 tuần.

* NHTW Argentina không còn can thiệp, đồng Peso xuống thấp kỷ lục

* Hệ quả của một đồng USD mạnh

Nam Phi bị cuốn vào vòng xoáy bán tháo của các thị trường mới nổi khi các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu và Mỹ dự định cắt giảm gói kích thích tiền tệ vốn đã kéo dài hơn 1 thập kỷ. Căng thẳng thương mại dâng cao trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 ở Quebec (Canada), trong bối cảnh nhà đầu tư đang né tránh các tài sản rủi ro cao trước cuộc họp mang đậm tính lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un, dự kiến diễn ra vào ngày thứ Ba (12/06).

* NHTW châu Âu chuẩn bị thực hiện một động thái quan trọng vào tuần tới?

“Các quốc gia với mức nợ nước ngoài ngắn hạn và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn đang chịu áp lực bán tháo lớn hơn”, Tsutomu Soma, người đứng đầu bộ phận giao dịch tài sản có thu nhập cố định tại SBI Securities Co. ở Tokyo, cho hay. “Nhà đầu tư dường như chuyển vốn từ các thị trường mới nổi yếu hơn sang các tài sản Mỹ tại thời điểm này”.

Những tuần tới được khỏa lấp bởi hàng loạt sự kiện chính trị.

Căng thẳng thương mại đã trở lại khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có khả năng bị cô lập tại hội nghị thượng đỉnh G7, nơi ông sẽ bị thách thức bởi các nhà lãnh đạo khác về hàng rào thuế quan và vấn đề môi trường. Hội nghị G7 diễn ra và sau đó là hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên ở Singapore.

Ba ngân hàng trung ương lớn nhất trên thế giới cũng tổ chức họp vào tuần tới, trong đó Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ được theo dõi sát sao nhất. Peter Praet, Chuyên gia kinh tế trưởng của ECB, vừa báo hiệu về khả năng đàm phán về việc dừng chương trình mua trái phiếu vào cuộc họp sắp tới.

Hàng loạt rủi ro tại thị trường mới nổi

 “Chúng tôi nhận thấy làn sóng bán tháo chung trên thị trường mới nổi xuất phát từ rủi ro chiến tranh thương mại, việc giảm bớt gói nới lỏng định lượng (QE) từ Mỹ và Liên minh châu Âu, và các cuộc bầu cử sắp tới tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và Brazil”, Hans Gustafson, Chiến lược gia ngoại hối các thị trường mới nổi tại Swedbank AB ở Stockholm, cho hay.

Các thị trường mới nổi trên toàn cầu chịu thiệt hại khi đà tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ và đồng USD làm dấy lên lo ngại rằng các nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài sẽ bị rút vốn. Thỗ Nhĩ Kỳ gia nhập vào câu lạc bộ nâng lãi suất cùng với Indonesia, Ấn Độ và Argentina trong tuần này, trong khi Ngân hàng Trung ương Brazil bán ra các hợp đồng hoán đổi tiền tệ lần thứ 2.

Điều này hoàn toàn trái ngược với chính sách ở Nam Phi, nơi tiền tệ được thả nổi tự do và Ngân hàng Trung ương không can thiệp khi đồng nội tệ bị bán tháo trong 2 thập kỷ qua. Nam phi vừa ghi nhận quý suy giảm tăng trưởng kinh tế tồi tệ nhất trong 9 năm, điều này cho thấy họ nhiều khả năng sẽ không thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới, theo quan điểm của Brown Brothers Harriman & Co.

Sẽ khó cho những quốc gia như Nam Phi và Brazil nâng lãi suất theo Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ vì các điều kiện kinh tế của họ, Soma của SBI cho hay. “Nếu những quốc gia này làm thế thì điều này sẽ đẩy họ rơi vào vòng luẩn quẩn”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Các lãnh đạo cố gắng cứu vãn sự đồng thuận của nhóm G7 (09/06/2018)

>   Chuyện thành bại của các đặc khu kinh tế trên thế giới (09/06/2018)

>   Đầu bếp từng ăn bún chả cùng Obama tại Hà Nội tự tử ở tuổi 61 (09/06/2018)

>   NHTW Argentina không còn can thiệp, đồng Peso xuống thấp kỷ lục (09/06/2018)

>   Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ gia tăng trong tháng 5 (08/06/2018)

>   Samsung Securities xem xét đầu tư vào Triều Tiên khi quan hệ liên Triều cải thiện (08/06/2018)

>   IMF cho Argentina vay 50 tỷ USD để cứu nền kinh tế (08/06/2018)

>   Sau khi cứu vớt ZTE, Trung Quốc liền buông lời cảnh báo: Đừng dựa dẫm vào Chính phủ (08/06/2018)

>   Cựu Chủ tịch Fed: Nền kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với khoảnh khắc “Wile E. Coyote” vào năm 2020 (08/06/2018)

>   Mỹ chính thức tiến tới thỏa thuận với ZTE (08/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật