Thứ Sáu, 08/06/2018 13:41

Sau khi cứu vớt ZTE, Trung Quốc liền buông lời cảnh báo: Đừng dựa dẫm vào Chính phủ

Trung Quốc vừa buông lời cảnh báo cho các công ty quốc gia: Đừng hình thành thói quen dựa dẫm vào Chính phủ và mong rằng họ sẽ giải cứu khi công ty lâm vào rắc rối.

Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng nhiều nguồn lực để cứu vớt ông lớn thiết bị viễn thông ZTE vì họ lo ngại về vận mệnh của 80,000 người lao động tại công ty này, nhưng điều này không có nghĩa là sự trợ giúp và cứu vớt lúc nào cũng có sẵn như thế, dựa trên một lời bình luận trên trang web của đài radio quốc gia.

“Khi làm kinh doanh ở thị trường quốc tế, điều quan trọng là tinh thần của các hợp đồng, quy định và luật lệ chứ không phải là sự can thiệp của Chính phủ”, trích từ bài viết của China National Radio. “Các công ty không nên hành xử như ‘những đứa trẻ khổng lồ’ và không nên sử dụng các lợi ích thương mại để buộc Chính phủ phải tham gia khi vấn đề xảy ra”.

Hôm qua, chính quyền Donald Trump đã tuyên bố thông tin về một thỏa thuận để cho phép ZTE tiếp tục mua linh kiện từ các công ty Mỹ, loại bỏ một vấn đề “khó nhằn” giữa hai quốc gia trong cuộc đàm phán thương mại. Trong tháng 4/2018, Bộ Thương mại Mỹ đã cấm các công ty trong nước bán linh kiện hoặc cung cấp dịch vụ cho ZTE trong vòng 7 năm, vì họ đã vận chuyển trái phép hàng hóa tới Triều Tiên và Iran.

Với sự trợ giúp từ Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, vào tháng 5/2018, ông Trump tweet rằng ông đã chỉ đạo Bộ Thương mại Mỹ tìm cách để giúp ZTE tiếp tục hoạt động. Donald Trump nói thêm việc trừng phạt ZTE sẽ khiến nhiều việc làm ở Trung Quốc bị mất.

Theo thỏa thuận mới, ZTE sẽ phải nộp phạt 1 tỷ USD và mang một nhóm giám sát viên người Mỹ vào Hội đồng Quản trị để giải quyết những bất đồng với Mỹ. Ngoài ra, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Wilbur Ross, cho biết thỏa thuận mới sẽ buộc ZTE phải thay đổi bộ máy quản lý hàng đầu và cả Hội đồng Quản trị, đồng thời phải ký quỹ 400 triệu USD. Nhóm chuyên phụ trách về mức đô tuân thủ sẽ báo cáo với vị Chủ tịch mới của ZTE. Phần ký quỹ 400 triệu USD sẽ bị tịch thu và lệnh cấm sẽ được tái áp đặt nếu ZTE vi phạm các điều khoản trong thời hạn thử thách 10 năm

ZTE phụ thuộc vào các linh kiện chính từ một loạt công ty Mỹ, nhất là chip điện tử từ Qualcomm và Intel, để sản xuất thiết bị của họ. Vào ngày 09/05, họ cho biết đã dừng mọi hoạt động chính vì lệnh cấm từ phía Mỹ.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Cựu Chủ tịch Fed: Nền kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với khoảnh khắc “Wile E. Coyote” vào năm 2020 (08/06/2018)

>   Mỹ chính thức tiến tới thỏa thuận với ZTE (08/06/2018)

>   Chuỗi bánh, thức ăn nhanh Subway đóng thêm 500 cửa hàng (07/06/2018)

>   Fed sẽ tiếp tục lộ trình nâng lãi suất bất chấp nỗi lo về thị trường mới nổi? (07/06/2018)

>   World Bank: 'Rào cản thương mại có thể đưa thế giới quay lại thời kỳ khủng hoảng kinh tế' (07/06/2018)

>   Elon Musk nghẹn ngào trong đại hội cổ đông của Tesla (07/06/2018)

>   Chuyên gia: Mỹ sẽ gia nhập TPP (07/06/2018)

>   World Cup - Trái bóng và lợi nhuận? (K1): Nặng vốn hạ tầng (07/06/2018)

>   Trung Quốc ra nước ngoài sản xuất thép để lách thuế chống bán phá (07/06/2018)

>   EU áp thuế nhập khẩu lên 3.3 tỷ USD hàng hóa Mỹ (07/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật