Thứ Năm, 24/05/2018 15:35

Bài cập nhật

Fitch Ratings nâng bậc của Vietinbank, Vietcombank và Agribank lên “BB-”

Trong ngày 22/05/2018, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (Long-term Issuer default ratings – IDR dài hạn) và điều chỉnh Sàn Xếp hạng Hỗ trợ (Support Rating Floors – SRF) của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG), Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank, HOSE: VCB) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) từ “B+” lên “BB-“.

Ngoài ra, Sàn Xếp hạng Hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank, HOSE: MBB) và Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) được nâng từ “NF” lên “B-“.

Động thái trên của Fitch Ratings được thực hiện sau khi bậc tín nhiệm của Việt Nam được nâng từ “BB-“ lên “BB” trong ngày 14/05/2018. Triển vọng của 3 ngân hàng Nhà nước, Vietinbank, Vietcombank và Agribank, được điều chỉnh từ “tích cực” xuống “ổn định” để phản ánh tương tự với triển vọng của Việt Nam.

Động lực để Fitch Ratings nâng bậc IDR dài hạn cho Vietinbank, Vietcombank, và Agribank xuất phát từ việc nâng Sàn Xếp hạng Hỗ trợ của 3 ngân hàng này. Việc nâng bậc phản ánh sự cải thiện của hồ sơ tín nhiệm Việt Nam, được thể hiện ở tình hình kinh tế vĩ mô ngày càng tốt lên, mức nợ suy giảm và đệm an toàn gia tăng – qua đó gia tăng khả năng cung cấp hỗ trợ bất thường tới các ngân hàng khi cần thiết. Xếp hạng Hỗ trợ của 3 ngân hàng này được nâng từ “4” lên “3” vì lý do tương tự.

Fitch Ratings hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ trong thời gian tới (nếu cần thiết), vì các ngân hàng đều có kết quả lạc quan và Chính phủ cũng nắm giữ cổ phần kiểm soát tại ngân hàng này. Vietinbank, Vietcombank và Agribank là 3 trong 4 ngân hàng đứng đầu về quy mô tài sản.

Bậc IDR và Sàn Xếp hạng Hỗ trợ dưới 1 bậc so với bậc tín nhiệm của Việt Nam vì Fitch Ratings tin rằng quy mô lớn của ngành ngân hàng so với GDP và nguồn lực hạn chế của Chính phủ Việt Nam (dù đang cải thiên) có thể cản trở tính kịp thời của việc hỗ trợ.

Việc Fitch Ratings nâng xếp hạng Sàn Xếp hạng Hỗ trợ đối với hai ngân hàng tư nhân này cho thấy sự hỗ trợ của Chính phủ là có thể xảy ra nhưng không thể phụ thuộc. Mạng lưới của MBBank và ACB vẫn nhỏ hơn với thị phần chỉ khoảng 3% tài sản hệ thống, so với mức 9%-12% của các ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, Fitch Ratings cho hay Xếp hạng hỗ trợ và Sàn Xếp hạng Hỗ trợ của 5 ngân hàng trên đều nhạy cảm với sự thay đổi về khả năng và xu hướng hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam.

Trong trường hợp của Vietinbank, Vietcombank và Agribank, các động thái sau này của xếp hạng tín nhiệm quốc gia có thể ảnh hưởng đến tín nhiệm IDR của các ngân hàng này. Trong khi bậc IDR của MBBank và ACB lại nhạy cảm với các thay đổi về Xếp hạng khả năng chịu đựng.

Vũ Hạo (Theo Fitch Ratings)

FiLi

Các tin tức khác

>   Giám đốc TrustAsset có thông đồng với bà Hứa Thị Phấn trong việc định giá nhà? (24/05/2018)

>   Xét xử bà Hứa Thị Phấn: Việc mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch chỉ là hình thức (24/05/2018)

>   MaritimeBank báo lãi trước dự phòng quý 1/2018 đạt 315 tỷ đồng, gấp 9 lần cùng kỳ (24/05/2018)

>   Vì sao tài liệu do luật sư của bà Hứa Thị Phấn cung cấp không được chấp nhận? (23/05/2018)

>   Đề nghị định giá lại căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch trong vụ xét xử bà Hứa Thị Phấn (23/05/2018)

>   Techcombank lên HOSE ngày 04/06, vốn hóa chỉ xếp sau Vietcombank (23/05/2018)

>   Luật sư đặt nghi vấn có sự thông đồng giữa nhóm Phương Trang và bà Hứa Thị Phấn? (23/05/2018)

>   Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Hứa Thị Phấn 30 năm tù (23/05/2018)

>   Ngân hàng tăng phí, ví điện tử lên ngôi (23/05/2018)

>   Cử tri đặt câu hỏi về hàng loạt các vụ tiền gửi “bốc hơi” (23/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật