Thứ Tư, 23/05/2018 17:20

Phiên tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn và đồng phạm

Đề nghị định giá lại căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch trong vụ xét xử bà Hứa Thị Phấn

Chiều ngày 23/05, phiên tòa xét xử sơ thẩm bà Hứa Thị Phấn - nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) và các đồng phạm tiếp tục phần tranh luận. Luật sư Lưu Văn Tám bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn đề nghị định giá lại căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch.

* Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Hứa Thị Phấn 30 năm tù

Căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch hiện đang được cho thuê, tọa lạc tại địa chỉ này là nhà hàng Thiên Vương Tửu.

Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bà Phấn, luật sư cho rằng có một số việc bất hợp lý và không phù hợp thực tế liên quan đến việc nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch.

Bà Phấn mua căn nhà trên đường Phạm Ngọc Thạch với giá 371 tỷ đồng. Năm 2012, bán lại cho TrustBank với giá 1,260 tỷ đồng. Nếu tính theo giá gốc mà bà Phấn mua của chủ cũ thì khoản chênh lệch này chỉ có 883 tỷ đồng, chứ không phải 1,105 tỷ đồng như trong cáo trạng. Luật sư cho rằng đây là nhận định không có căn cứ vì thực tế bất động sản là mẫu đất chỉ có tăng giá, không thể có chuyện giảm giá. Luật sư cũng đánh giá thiệt hại 1,105 tỷ đồng là không hợp lý vì chưa xem xét tới giá gốc bà Phấn đã mua là 371 tỷ đồng vào năm 2008.

Vào năm 2012, bà Phấn đã mất 450 tỷ đồng cho Công ty Địa ốc Lam Giang để mua căn nhà, vì vậy khi bán lại cho Ngân hàng Đại Tín 1,260 tỷ đồng thì khoản chênh lệch là 810 tỷ đồng. Vì vậy, cơ sở nào VKS cho rằng thiệt hại là 1,105 tỷ đồng trong khi bà Phấn đã bỏ ra giá vốn 450 tỷ đồng? Luật sư bào chữa đề nghị VKS xem xét lại số tiền chiếm đoạt 1,105 tỷ đồng.

Về quá trình tiến hành giám định tài sản, luật sư cho rằng đã vi phạm quy định luật tố tụng. Theo luật sư Lưu Văn Tám, trong biên bản định giá tài sản thiếu những người có quyền và nghĩa vụ liên quan như bà Phấn, Ngân hàng Đại Tín, Công ty Địa ốc Lam Giang… điều này không khách quan, không phản ánh đúng sự thật vấn đề.

Bên cạnh đó, Hội đồng định giá tài sản phải tổ chức định giá tại nơi có tài sản, nhưng theo biên bản định giá, cơ quan định giá không đến nơi có tài sản mà chỉ định giá trên hồ sơ. Do vậy, căn nhà đã được xây dựng lại và được cho thuê làm nhà hàng, và việc định giá này không được xác định giá trị thực tế, vẫn định giá theo giá cũ. Luật sư đề nghị HĐXX xem xét cho định giá lại căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch.

Luật sư Trương Vĩnh Thủy đã đưa ra nhiều căn cứ và lý do xin hoãn phiên tòa vì tình trạng sức khỏe của bà Phấn. HĐXX cho rằng việc vắng mặt của bà Phấn vẫn được phép và tiếp tục xét xử.

Tuy nhiên, khi luật sư Trương Thị Minh Thơ xuất trình tài liệu chứng cứ mới cho tòa, thì chính VKS lại bác bỏ với lý do tình trạng bà Phấn từ tháng 3/2017 là không nghe, không biết, không có căn cứ xác định bà Phấn cung cấp tài liệu cho luật sư Thơ. Luật sư cho rằng đây là vấn đề về mặt tố tụng, thể hiện sự không nhất quán về mặt quan điểm trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của bà Phấn.

Luật sư cho rằng có một số tài liệu chứng cứ chưa được xem xét đầy đủ, toàn diện, phản ánh sự thật khách quan của vụ án. Do vậy, trong bản luận tội phiên sáng, có rất nhiều tình tiết chứng cứ mới được phát sinh, điều tra, làm rõ công khai tại tòa, chưa được VKS cập nhật và đưa vào bản kết luận. Nên việc kết luận như trên chưa phản ánh đầy đủ và khách quan vụ án.

Cần xem xét lại toàn bộ quá trình cho vay của nhóm Phương Trang

Về hành vi Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong bản luận tội của VKS, Ngân hàng Đại Tín đã cho nhóm Phương Trang gồm 82 khoản vay với tổng số tiền 16,486 tỷ đồng. Theo đó, cơ quan công tố vẫn xác định trong phần luận tội, phần tiền gốc 9,437 tỷ đồng nhưng Phương Trang chỉ thực nhận 3,936 tỷ đồng. Số tiền còn lại cho rằng bà Phấn đã lợi dụng hoạch toán thu chi khống hơn 5,000 tỷ đồng mà xem xét chưa đầy đủ, chưa toàn diện, bỏ sót nhiều chứng cứ.

Trong văn bản giữa Ngân hàng Đại Tín và nhóm Phương Trang, nhóm Phương Trang đã xác nhận thực nhận 4,523 tỷ đồng vay tại TrustBank, nhưng cho đến hôm nay cơ quan điều tra lại cho rằng nhận hơn 3,936 tỷ đồng. Hơn nữa, trong văn bản cũng xác nhận tiền vay mua trái phiếu Công ty Trường Vỹ đã nhận là 132.8 tỷ đồng, trả lãi vay trái phiếu là 488 tỷ đồng, nhưng trong bản luận tội VKS lại cho rằng nhóm Phương Trang hoàn toàn chưa nhận được và buộc Ngân hàng Xây dựng phải trả lại cho nhóm Phương Trang. Việc này luật sư cho là không hợp lý, cần xem xét đánh giá bản chất khoản tiền này, toàn bộ quá trình cho vay của nhóm Phương Trang.

Bên cạnh đó, trong công văn Công ty phương Trang gửi cho bà Phấn và ông Hoàng Văn Toàn, nhóm Phương Trang xác nhận đã thực nhận số tiền 4,523 tỷ đồng vay tại TrustBank. Nhưng hôm nay, cơ quan điều tra lại cho rằng chỉ có 3,936 tỷ đồng, đây là con số không phù hợp.

Luật sư giải thích, khi mà nhóm Phương Trang đặt vấn đề vay tiền với Ngân hàng Đại Tín, ông Hoàng Văn Toàn – Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín, đã có lời cảnh báo với bà Phấn về tình trạng tài chính của Phương Trang. Theo hồ sơ, nhóm Phương Trang bắt đầu vay Ngân hàng Đại Tín vào năm 2010 thông qua ông Trần Thanh Cao – cán bộ công an, giới thiệu ông Nguyễn Hữu Luận – Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Trang và ông Phạm Đăng Quan – Tổng Giám đốc Công ty Phương Trang đến gặp bà Phấn vay để tránh bị Ngân hàng TMCP Sài Gòn thu hồi nợ. Vấn đề đặt ra là, Phương Trang đang gặp khó khăn về tài chính thì lúc đó, Phương Trang có thể vay được tiền của Ngân hàng Đại Tín không? Nếu nhóm Phương Trang không có tài sản thế chấp thì Ngân hàng Đại Tín không cho vay. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc vay mượn giữa nhóm Phương Trang và bà Phấn.

Bà Phấn đã cho phép Công ty Phương Trang, cá nhân ông Luận và ông Quan vay từ vài tỷ đồng đến hàng ngàn tỷ đồng. Thực tế những khoản này là vay đáo hạn ngân hàng, ngoài thị trường với lãi suất cao hơn. Do không có tài sản đảm bảo, bà Phấn phải yêu cầu nhóm Phương Trang giải chấp tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Luật sư đưa ra căn cứ, nhóm này đã dùng khoản vay từ bà Phấn để giải chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn rồi dùng tài sản thế chấp vay Ngân hàng Đại Tín để trả nợ cho bà Phấn. Nhóm luật sư cho rằng việc vay mượn này là hoàn toàn tự nguyện. Bà Phấn hiện vẫn còn lưu giữ 8 biên bản nhận nợ của Nhóm Phương Trang với tổng tiền hơn 16,000 tỷ đồng chưa tính lãi.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Techcombank lên HOSE ngày 04/06, vốn hóa chỉ xếp sau Vietcombank (23/05/2018)

>   Luật sư đặt nghi vấn có sự thông đồng giữa nhóm Phương Trang và bà Hứa Thị Phấn? (23/05/2018)

>   Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Hứa Thị Phấn 30 năm tù (23/05/2018)

>   Ngân hàng tăng phí, ví điện tử lên ngôi (23/05/2018)

>   Cử tri đặt câu hỏi về hàng loạt các vụ tiền gửi “bốc hơi” (23/05/2018)

>   Cử tri đặt câu hỏi về hàng loạt các vụ tiền gửi “bốc hơi” (23/05/2018)

>   NHNN chấp thuận cho SeABank mua lại Công ty tài chính Bưu điện từ VNPT (23/05/2018)

>   Lãi suất cho vay bất động sản rục rịch tăng (23/05/2018)

>   Bắt giam cán bộ ngân hàng chiếm đoạt 110 tỉ đồng (22/05/2018)

>   Lãi vay tiêu dùng 30-40% một năm, đòi nợ theo kiểu xã hội đen (22/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật