Thứ Ba, 07/11/2017 14:00

S&P: Top 5 quốc gia bị tác động mạnh nhất khi lãi suất gia tăng

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P Global vừa mới điều chỉnh danh sách các nước chịu ảnh hưởng tiêu cực trong môi trường lãi suất ngày càng tăng.

Sau nhiều năm theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu tháo gỡ dần các chương trình nới lỏng định lượng (QE) và thậm chí là nâng lãi suất cơ bản ở một số quốc gia.

Hiên nay, S&P Global cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Pakistan, Ai Cập và Qatar thuộc nhóm “Fragile Five” mới (Top 5 quốc gia dễ đổ vỡ), đồng thời là những nền kinh tế mới nổi bị tác động nhiều nhất khi các quốc gia phát triển đưa ra các chính sách mới.

Moritz Kraemer, Giám đốc quản lý và là Trưởng Bộ phận Xếp hạng tín nhiệm quốc gia trên toàn cầu tại S&P Global, cho biết: “Các điều kiện tiền tệ hiện đang ở trạng thái cực kỳ lỏng lẻo, và đối với một số thị trường mối nổi, môi trường tài trợ hiện nay được xem là ‘ôn hòa’ nhất từ trước đến nay. Do đó, mối đe dọa từ chính sách tiền tệ thắt chặt hiện trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết”.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu lộ trình nâng lãi suất và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng có động thái tương tự vào tuần trước. Cụ thể, BoE đã nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007. Chưa hết, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng thông báo sẽ cắt giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp kể từ đầu năm 2018.

Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho các nền kinh tế mới nổi theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, điều này sẽ làm gia tăng chi phí vay mượn của các nước này vì đồng USD thường khởi sắc khi lãi suất tăng, và những quốc gia này thường vay mượn bằng đồng bạc xanh. Một rủi ro khác là việc nâng lãi suất đồng nghĩa rằng nhà đầu tư Mỹ sẽ chuyển tiền về nước mình khi dự báo lãi suất sẽ tăng.

S&P Global đã sử dụng 7 chỉ báo trong đánh giá của mình, trong đó bao gồm cả tỷ lệ cán cân tài khoản vãng lai trên mức tăng trưởng của quốc gia, và tỷ lệ nợ định danh bằng ngoại tệ trên số tổng nợ mà quốc gia đó đang gánh chịu.

S&P Global lưu ý Thổ Nhĩ Kỳ là nước duy nhất luôn nằm trong số những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất, bất kể chỉ báo được xét đến là gì.

Ông Kraemer cũng cho biết: “Mặc dù Qatar có vị thế yếu khi xét trên hầu hết các biến, nhưng lại có cân đối tài sản ở nước ngoài mạnh thứ 2 chỉ sau Ả-rập Xê-út. Vì thế một số nhà quan sát tranh luận rằng, Qatar không nên nằm trong nhóm ‘Fragile Five’ mới do nước này có nguồn tài chính dồi dào. Nếu loại Qatar ra khỏi danh sách, Colombia sẽ thay thế vị trí trong nhóm”.

Được biết, trong năm 2015, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ thuộc nhóm “Fragile Five”.

Trường Bình (Theo CNBC)

FILi

Các tin tức khác

>   Ông Trump rời Nhật mà không đạt được thỏa thuận thương mại nào đáng kể (07/11/2017)

>   Tesla và Trung Quốc: Ai cần ai hơn? (04/11/2017)

>   Donald Trump bổ nhiệm Jerome Powell cho ngôi vị Chủ tịch Fed (03/11/2017)

>   Mặc kệ căng thẳng với Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc vẫn tăng trưởng mạnh nhất trong 7 năm (27/10/2017)

>   Ả-rập Xê-út mở cửa TTCK cho nhà đầu tư nước ngoài (26/10/2017)

>   Vì sao Ấn Độ lên kế hoạch bơm 32 tỷ USD vào ngành ngân hàng? (26/10/2017)

>   Siêu dự án 500 tỉ đô của Saudi Arabia (25/10/2017)

>   Kinh tế Mỹ đang đối mặt với bí ẩn lớn nhất từ trước đến nay? (23/10/2017)

>   Donald Trump sẽ bổ nhiệm Jerome Powell và John Taylor vào 2 vị trí quan trọng ở Fed? (21/10/2017)

>   Thời của những 'soái ca' và mỹ nhân làm lãnh đạo? (20/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật