Thứ Ba, 21/11/2017 08:00

Cuộc cách mạng số hóa sẽ mang lại cơ hội đầu tư hàng ngàn tỷ USD ở Ấn Độ?

Theo Morgan Stanley, nỗ lực số hóa của Ấn Độ đã khiến nền kinh tế nước này trải qua những thay đổi khổng lồ, nhưng điều đó lại mang đến cơ hội đầu tư hàng ngàn tỷ USD.

Nỗ lực nhằm số hóa nền kinh tế Ấn Độ của Thủ tướng Narendra Modi đã cho ra đời của Aadhaar – một hệ thống nhận dạng “độc nhất vô nhị” dựa trên thông tin sinh trắc học được phát hành cho các cư dân Ấn Độ. Chưa hết, hồi tháng 11/2016, ông Modi đã ban hành lệnh cấm 86% lượng tiền mặt ra khỏi lưu thông hồi tháng 11 nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào tiền mặt. Tuy nhiên, những động thái trên đã gây ra nhiều xáo trộn đến nền kinh tế nước này.

Tuy vậy, khi nền kinh tế Ấn Độ trở lại trạng thái bình thường thì quốc gia này có thể “gặt hái” được những lợi ích từ các cải cách đó.

“Ngoài việc mang nhiều tiền mặt hơn vào kinh tế, điều tốt lành với số hóa là tín dụng”, Anil Agarwal, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu tài chính châu Á của Morgan Stanley, nói với CNBC bên lề Hội nghị Thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương của ngân hàng này ở Singapore.

Ông Agarwal giải thích rằng vấn đề của Ấn Độ là hầu hết số tiền cho vay trong khu vực chính thức đã vào tay các công ty lớn hoặc dành cho các khoản vay mua nhà, vì các ngân hàng không thể tiếp cận với dữ liệu của các cá nhân hay những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vốn là các đối tượng rất muốn được vay.

Khi tình hình áp dụng số hóa được cải thiện, thì hoạt động theo dấu lịch sử tín dụng của các cá nhân hay SME được kỳ vọng sẽ trở nên đơn giản hơn và điều đó có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

“Điều đó sẽ cho phép các ngân hàng có thể cho vay hiệu quả hơn nhiều, vì thế tín dụng sẽ chảy vào đúng nơi trong nền kinh tế”, Agarwal cho biết.

“Quan điểm của chúng tôi là điều đó tạo ra cơ hội việc làm, làm tăng GDP mỗi năm khoảng 50-75 điểm cơ bản, vì thế tăng trưởng GDP thực tế là 7.1% và tăng trưởng GDP danh nghĩa là khoảng 11%. Điều này có nghĩa là nền kinh tế và các thị trường có thể hoạt động rất tốt”, ông nói thêm.

Morgan Stanley dự báo GDP của Ấn Độ sẽ đạt 6 ngàn tỷ USD trong năm 2027 nhờ động thái áp dựng số hóa vào nền kinh tế. Điều đó sẽ giúp Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc – hai quốc gia đã lần lượt đạt GDP 18.5 ngàn tỷ USD và 11.2 ngàn tỷ hồi năm ngoái.

Số hóa cũng dọn đường cho thị trường chứng khoán nước này trở thành một trong năm thị trường lớn nhất thế giới, với giá trị vốn hóa là 6.1 ngàn tỷ USD.

Ngân hàng này cũng không phải là tổ chức duy nhất tỏ ra lạc quan về tác động của những cải cách của ông Modi lên quốc gia này.

Vào hôm thứ Sáu vừa qua, Moody's đã nâng bậc tín nhiệm của Ấn Độ lần đầu tiên trong 14 năm, từ mức Baa3 lên Baa2. “Quyết định nâng bậc tín nhiệm được hỗ trợ bởi kỳ vọng của Moody’s rằng những tiến triển liên tục trong các cuộc cải cách về thể chế và kinh tế theo thời gian sẽ nâng cao tiềm năng tăng trưởng cao của Ấn Độ”, Moody’s cho biết.

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm này đã nhấn mạnh hệ thống Thuế Dịch vụ và Hàng hóa mới (GST) của Ấn Độ sẽ là một biện pháp thúc đẩy năng suất, đồng thời lưu ý rằng hệ thống Aadhaar và động thái loại bỏ 86% lượng tiền mặt đã giúp làm giảm tính phi chính thức trong nền kinh tế nước này.

Tuy nhiên, Agarwal thừa nhận rằng có thể sẽ mất một ít thời gian để những thành phần thuộc nền kinh tế không chính thức khổng lồ của Ấn Độ chấp nhận việc số hóa.

“Sẽ phải mất một khoảng thời gian để thích nghi vì đó là một sự thay đổi quan trọng trong thói quen, thay đổi quan trọng của mô hình kinh doanh. Tôi nghĩ trong 12-18 tháng tới, chậm nhất là vào năm tài khóa 2019 hay đầu năm 2020, các bạn sẽ bắt đầu nhận thấy được những thay đổi đó”, ông cho hay.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Cuộc họp OPEC cuối tháng 11: Tiến thoái lưỡng nan (21/11/2017)

>   Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, Goldman Sachs dự báo Fed sẽ nâng lãi suất 4 lần trong năm 2018 (20/11/2017)

>   DealStreet Asia: Công ty ở Thung lũng Silicon muốn ký thỏa thuận đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2018 (20/11/2017)

>   Có khi nào Nga phản đối gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu? (19/11/2017)

>   Venezuela: Hành trình từ đất nước giàu có cho đến lúc bị vỡ nợ (18/11/2017)

>   Nhật Bản hối thúc tiến tới thỏa thuận CPTPP trước các cuộc bầu cử sắp tới (18/11/2017)

>   Vàng thế giới vọt gần 2%/tuần lên đỉnh 1 tháng (18/11/2017)

>   Dầu có tuần giảm giá đầu tiên trong 6 tuần qua (18/11/2017)

>   Xếp hạng hộ chiếu toàn cầu: Singapore vươn lên dẫn đầu (25/10/2017)

>   Bitcoin trở mình đầy ngoạn mục sau đà lao dốc 29% (17/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật