Thứ Bảy, 18/11/2017 09:54

Nhật Bản hối thúc tiến tới thỏa thuận CPTPP trước các cuộc bầu cử sắp tới

11 quốc gia thành viên còn lại đang cố gắng "cứu" Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận, và Nhật Bản cho rằng các quốc gia cần phải nhanh chóng tiến tới thỏa thuận cuối cùng trước khi các yếu tố chính trị gây cản trở bước tiến của họ.

Được biết, TPP đã được đổi tên lại thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Bộ trưởng Bộ Tái thiết kinh tế Nhật Bản, Toshimitsu Motegi

“Vào năm tới, nhiều quốc gia sẽ tiến hành bầu cử, do dó sẽ có sự thay đổi trong các Chính phủ”, Bộ trưởng Bộ Tái thiết kinh tế Nhật Bản, Toshimitsu Motegi, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở Tokyo vào ngày thứ Sáu. “Xét đến điều này, chúng ta cần phải nhanh chóng tiến tới ký kết thỏa thuận trước khi các nước tiến hành bầu cử”.

Mặc dù ông Motegi không nói cụ thể bất kỳ quốc gia thành viên nào của CPTPP hay đưa ra một khung thời gian nhất định, nhưng theo dự kiến, Malaysia sẽ tổ chức bầu cử vào giữa năm 2018, và Mexico sẽ tiến hành trưng cầu dân ý vào tháng 7 năm tới.

Dù vậy, không phải tất cả các quốc gia đều muốn tiến tới thỏa thuận một cách nhanh chóng, đặc biệt là Canada đòi hỏi một thỏa thuận chất lượng hơn là một thỏa thuận vội vàng. Việc bàn luận miễn thuế cho các hàng hóa và dịch vụ văn hóa của Canada cần phải được hoàn tất trước khi ký kết bất kỳ thỏa thuận nào, và các thông tin chi tiết liên quan đến các doanh nghiệp Nhà nước và các biện pháp trừng phạt thương mại cũng cần phải được làm rõ. Đề cập đến cuộc đàm phán ở Việt Nam vào đầu tháng này, ông Motegi cho biết: “Những ngoại lệ về văn hóa đột ngột xuất hiện từ phía Canada vào phút chót”.

Ông cũng nói thêm những gì thuộc mục ngoại lệ văn hóa vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng ở các quốc gia.

Thách thức từ Canada

“Canada sẽ phải trình bày chi tiết những suy nghĩ của mình tới mỗi quốc gia và nhận được sự chấp thuận từ họ. Tôi cho là để làm được điều này thì đòi hỏi phải tốn rất nhiều nỗ lực từ phía Canada”, ông cho hay.

Việc Mỹ rút khỏi TPP vào đầu năm 2017 đã làm giảm sức ảnh hưởng về kinh tế của thỏa thuận. Được biết, TPP ban đầu bao gồm 12 quốc gia (bao gồm cả Mỹ) và bao phủ 40% nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù cơ hội để Mỹ quay trở lại TPP vẫn còn thấp, nhưng ông Motegi cho biết Nhật Bản sẽ cố gắng nỗ lực để đưa Mỹ trở lại.

11 thành viên còn lại đã quyết định “đóng băng” 20 khoản mục – vốn được lập ra là để thỏa thuận với Mỹ. Những khoản mục đó rất hấp dẫn đối với Mỹ, và có thể được khôi phục lại như là một sự khuyến khích Mỹ quay trở lại với thỏa thuận, theo quan điểm ông Motegi.

Trong ngày 14/11/2017, ông nhận định các tranh luận liên quan đến lao động và các biện pháp trừng phạt cần phải được bàn luận trước khi ký kết thỏa thuận cuối cùng.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới vọt gần 2%/tuần lên đỉnh 1 tháng (18/11/2017)

>   Dầu có tuần giảm giá đầu tiên trong 6 tuần qua (18/11/2017)

>   Xếp hạng hộ chiếu toàn cầu: Singapore vươn lên dẫn đầu (25/10/2017)

>   Bitcoin trở mình đầy ngoạn mục sau đà lao dốc 29% (17/11/2017)

>   Từng là “ngôi sao” ở châu Phi, kinh tế Zimbabwe đã tụt dốc như thế nào? (16/11/2017)

>   Chuyện gì xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ? (16/11/2017)

>   Nga tung 'phao cứu sinh' cho Venezuela (16/11/2017)

>   Giá Bitcoin ở Zimbabwe vọt lên gần 13,500 USD (16/11/2017)

>   Vàng thế giới quay đầu giảm nhẹ (16/11/2017)

>   Dầu xuống đáy gần 2 tuần khi nguồn cung và sản lượng tại Mỹ nhảy vọt (16/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật