Thứ Ba, 21/11/2017 10:00

Cuộc họp OPEC cuối tháng 11: Tiến thoái lưỡng nan

Các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ tổ chức cuộc họp chính thức vào cuối tháng này và nhà đầu tư kỳ vọng họ sẽ tiến tới quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau khi kết thúc cuộc họp.

Tuy nhiên, đà leo dốc của giá dầu và sản lượng dầu thô ngày càng tăng ở Mỹ có thể đẩy các thành viên OPEC vào thế tiến thoái lưỡng nan khi họ gặp mặt để bàn luận về thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào ngày 30/11 tới.

Gary Ross, Trưởng Bộ phận Phân tích dầu toàn cầu tại S&P Global Platts, cho hay các thành viên OPEC tỏ ra hài lòng với mức giá trên 60 USD/thùng đối với dầu Brent, và các nhà sản xuất lo ngại nếu họ không làm gì cả thì giá dầu sẽ tụt dốc. Bên cạnh đó, các thành viên cũng không chắc là phải gia hạn thỏa thuận bao lâu… vì họ không muốn khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến đẩy mạnh bơm dầu. Ông nhận định: “Đây là tình thế vô cùng khó khăn đối với họ”.

Hồi tháng 11/2016, các thành viên OPEC đã chung tay với các nhà sản xuất bên ngoài – bao gồm cả Nga – để cắt giảm 1.8 triệu thùng dầu/ngày, với mục tiêu xoa dịu tình trạng dư cung trên toàn cầu. Trong đó, OPEC đồng ý cắt giảm gần 1.2 triệu thùng/ngày và các thành viên bên ngoài cam kết cắt giảm gần 600,000 thùng/ngày. Thỏa thuận trên đã được bắt đầu từ tháng 1/2017.

Các ước tính nội bộ từ OPEC cho thấy tình trạng dư cung trên toàn cầu sẽ không chấm dứt cho đến cuối tháng 9/2018, ông Ross cho biết. Đó là khi lượng dự trữ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OPEC) giảm xuống mức trung bình 5 năm. Được biết, OECD là tổ chức bao gồm các nền kinh tế phát triển trên thế giới.

Mặc dù phần đông thị trường tin rằng OPEC sẽ gia hạn thỏa thuận cho đến cuối tháng 9/2017, nhưng xét tới đà tăng của giá dầu hiện nay, họ có thể tỏ ra lưỡng lự trước quyết định gia hạn thỏa thuận, ông Ross cho hay.

Điều này có thể khiến họ tiến tới một biện pháp “nửa chừng”. Cụ thể hơn, họ quyết định gia hạn thỏa thuận đến sau tháng 3/2017 nhưng không nói cụ thể sẽ gia hạn bao lâu. Đây là kế hoạch tốt nhất đối với họ, ông Ross nói rõ.

Theo kịch bản trên, giá dầu có thể giảm tạm thời, nhưng không nhiều, ông Ross cho hay.

Các chuyên gia phân tích khác cũng dự báo kết quả tương tự. “Nếu OPEC muốn giảm dự trữ dầu của OECD xuống mức bình quân 5 năm, thì họ phải đồng ý gia hạn thỏa thuận. Họ không thể nào giảm dự trữ xuống mức bình quân 5 năm vào tháng 3/2018 (thời điểm kết thúc thỏa thuận cắt giảm sản lượng)”, Anas Alhajji, Chuyên gia năng lượng độc lập và từng là Chuyên gia kinh tế trưởng tại NGP Energy Capital Management, nhận định. “Đồng ý gia hạn thỏa thuận và nhắm mắt làm ngơ chuyện gian lận sẽ tốt hơn là chấm dứt thỏa thuận và bắt đầu đàm phán lại với tất cả nhà sản xuất nếu giá dầu sụt giảm”.

Cho tới nay, các nhà sản xuất tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã thực hiện rất tốt nỗ lực tái cân bằng thị trường.

“Dựa trên thước đo trong quá khứ, mức độ tuân thủ là rất cao”, ông Ross cho biết. Một cuộc khảo sát cascquan chức ngành dầu, nhà phân tích và OPEC của &P Global Platts cho thấy mức độ tuân thủ của 12 thành viên OPEC ở mức 106% trong giai đoạn 1-10/2017.

“Họ đã tuân theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng và rất thành công, và giờ đây họ thấy những ảnh hưởng tích cực lên giá dầu”, ông Ross nói rõ. Trong ngày 06/11/2017, hợp đồng dầu Brent và dầu WTI tương lai lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2015.

Mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Ả-rập Xê-út cũng rất đáng khích lệ. Nếu cả 2 quốc gia duy trì các điều khoản hợp lý như hiện nay thì các thành viên sẽ tuân theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng, vì Nga và Ả-rập Xê-út có sức ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các nhà sản xuất dầu, Omar Al-Ubaydli, Giám đốc chương trình tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Quốc tế và Năng lượng Bahrain (BCSIES), cho hay. “Nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn do lo ngại về vấn đề an ninh ở vùng Trung Đông, thì thỏa thuận sẽ bị đe dọa”.

Bên cạnh đó, giá dầu cao hơn sẽ khuyến khích các nhà sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ đẩy mạnh sản xuất. Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) dự báo tổng sản lượng dầu bình quân tại Mỹ sẽ lên mức 9.9 triệu thùng/ngày trong năm 2018, mức sản lượng bình quan hàng năm cao nhất từ trước đến nay.

Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng cho biết sản lượng dầu đá phiến ở Mỹ được dự báo tăng thêm 8 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 2010-2025.

Dẫu vậy, gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ là kết quả có lợi nhất đối với các thành viên OPEC, ông Alhajji cho biết. “Những quốc gia lo sợ giá dầu cao hơn sẽ dẫn tới sản lượng gia tăng ở Mỹ có thể yêu cầu áp đặt mức giá trần của dầu”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, hiện nay OPEC không còn lo ngại về chuyện bị mất thị phần nhiều như trước đây.

Được biết, vào cuối năm 2015, chính vì sợ mất thị phần vào tay các nhà sản xuất Mỹ, nên Ả-rập Xê-út đã quyết định ra sức bơm dầu mặc cho sản lượng ra sao. Chính điều này đã làm tình trạng dư cung toàn cầu trở nên trầm trọng hơn và đẩy giá dầu tụt dốc.

Ông Ross cho biết tất cả những gì họ quan tâm là nguồn thu từ dầu. Các nhà sản xuất sẽ khá vui vẻ với mức giá 65 USD/thùng đối với dầu Brent.

Vũ Hạo (Theo MarketWatch)

FiLi

Các tin tức khác

>   Xăng tăng giá từ 15h (20/11/2017)

>   Có khi nào Nga phản đối gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu? (19/11/2017)

>   Dầu có tuần giảm giá đầu tiên trong 6 tuần qua (18/11/2017)

>   Dầu xuống đáy gần 2 tuần khi nguồn cung và sản lượng tại Mỹ nhảy vọt (16/11/2017)

>   Dầu sụt gần 2% xuống đáy hơn 1 tuần (15/11/2017)

>   IEA: Thị trường dầu vẫn sẽ tăng trưởng mạnh cho đến năm 2040 (14/11/2017)

>   Dầu diễn biến trái chiều khi sản lượng OPEC sụt giảm (14/11/2017)

>   Tổng Thư ký OPEC: Cắt giảm sản lượng là lựa chọn khả thi duy nhất để ổn định hóa thị trường dầu (13/11/2017)

>   Giá dầu - Đà tăng dài hạn hình thành (15/11/2017)

>   Vọt hơn 2%/tuần, dầu tăng liền 5 tuần không ngừng nghỉ (11/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật