Thứ Ba, 10/10/2017 20:30

Nhật Bản dẫn đầu thương mại tự do thế giới khi Mỹ thụt lùi

Bài viết thể hiện quan điểm của Noah Smith trên Bloomberg View

Trở về thập niên 80 hoặc 90, chắc hẳn có rất ít người dự đoán Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia đặt ra tiêu chuẩn cho thương mại tự do.

Cũng dễ hiểu thôi, vì từng có thời điểm Nhật Bản theo đuổi lập trường bảo hộ thương mại, với nỗ lực cấm ván trượt sản xuất ở nước ngoài vì cho rằng tuyết của Nhật Bản khác với tuyết của các quốc gia khác.

Thời gian dần trôi, mọi thứ cũng thay đổi. Trong lúc Mỹ chìm sâu vào lập trường bảo hộ thương mại, thì Đất nước mặt trời mọc này là một trong số ít những quốc gia vẫn theo đuổi các thỏa thuận thương mại. Gần đây, Nhật Bản vừa tiến tới thỏa thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu (EU), và cố gắng hồi sinh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngay cả khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ rút khỏi thỏa thuận.

Tại sao mọi thứ lại xoay chuyển 180 độ như thế này? Một lý do hợp lý có lẽ liên quan đến vấn đề địa chính trị. Với việc Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ, các cam kết giữa Mỹ với các đồng minh quốc tế và với an ninh toàn cầu nói chung dường như trở nên mong manh hơn. Trong khi đó, Nhật Bản có lẽ đang cố gắng tương trợ cho những đồng minh của mình ở châu Âu và Vành đai Thái Bình Dương.

Lý do thứ hai là họ muốn các sản phẩm giá rẻ. Tiền lương của Nhật Bản đã chững lại trong thời gian khá dài, và nhiều người lao động Nhật Bản đang sử dụng các sản phẩm giá rẻ trong sinh hoạt thường nhật. Và nhờ có các thỏa thuận thương mại, hàng hóa nhập khẩu giá rẻ được phép thâm nhập vào một quốc gia.

Lý do thứ ba là nhằm buộc các công ty Nhật Bản phải tăng năng suất. The đó, đã xuất hiện một số bằng chứng cho thấy sự cạnh tranh trên thương trường quốc tế có thể thúc đẩy các công ty gia tăng tính hiệu quả cũng như đẩy mạnh sự đổi mới. Các công ty theo định hướng xuất khẩu của Nhật Bản, từ các ông lớn như Toyota Motor cho tới các công ty thị trường ngách như YKK Group, có năng suất rất cao, nhưng chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào nền kinh tế. Dựa trên thông tin quá khứ, các công ty chỉ bán hàng trên thị trường nội địa thường kém hiệu quả hơn rất nhiều so với các công ty xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Bằng cách mở cửa thương mại với các quốc gia giàu có ở EU, các nhà lãnh đạo Nhật Bản có lẽ hy vọng buộc các công ty đang tụt lại phía sau phải hiện đại hóa hoạt động kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của mình.

Chưa hết, lý do thứ 4 khiến Nhật Bản say mê thương mại tự do đến vậy là: Tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ. Hiện tượng này dường như chưa được chú ý, nhưng đang dần dần làm thay đổi cách nhìn của các chuyên gia kinh tế về thương mại tự do.

Trong nhiều thập kỷ qua, Chính quyền Nhật Bản đã ra sức củng cố hệ thống sở hữu trí thuệ (IP) của nước mình. Lý do chính là để khuyến khích các công ty đổi mới nhiều hơn. Tuy nhiên, sự tập trung ngày càng gia tăng của các công ty Nhật Bản vào bằng sáng chế cũng giúp họ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nhiều hơn.

Mặc dù nhiều quốc gia đã đẩy mạnh hoạt động sáng chế ở Mỹ, nhưng Nhật Bản dường như đang dẫn đầu cuộc đua:

Điều này đã đem lại nhiều thành quả cho các công ty Nhật Bản. Thặng dư từ hoạt động giao thương sở hữu trí tuệ của Đất nước mặt trời mọc đã tăng 20% trong thập kỷ vừa qua lên 2.4 ngàn tỷ JPY (tương ứng 21.3 tỷ USD). Điều này đã giúp Nhật Bản có thặng dư trong cán cân thương mại, ngay cả khi khoản thặng dư của hoạt động thương mại hàng hóa ngày càng suy giảm trong vài năm vừa qua:

Khi IP ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với nền kinh tế đối ngoại, Nhật Bản lại càng thêm chủ động trong việc thúc đẩy bảo hộ bằng sáng chế quốc tế. Quốc gia này đã chật vật hạn chế các hành vi vi phạm bản quyền.

Dĩ nhiên, Nhật Bản không phải là quốc gia đầu tiên chuyển hướng nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hóa sang xuất khẩu ý tưởng. Xét về doanh thu IP, Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu:

Vì doanh thu IP tính toán được thường thấp hơn con số thực, điều này có nghĩa là khoản thâm hụt thương mại của Mỹ có lẽ không lớn như các con số thống kê trên.

Vì vậy dường như hoạt động thương mại của một quốc gia sẽ phản ánh quá trình phát triển kinh tế tự nhiên của chính quốc gia đó. Đầu tiên, một quốc gia thành công công nghiệp hóa bằng cách xuất khẩu hàng hóa giá rẻ, với các công nghệ nước ngoài mà quốc gia này nhập khẩu về, bắt chước hoặc ăn trộm được.

Tuy nhiên, khi lợi thế về chi phí không còn và không thể tăng trưởng bằng cách bắt chước công nghệ nước ngoài thì quốc gia đó buộc phải đổi mới. Và khi sự đổi mới trở thành lợi thế so sánh của một quốc gia thì nó cũng thành một nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, sự chuyển đổi trên làm cho việc phân tích vấn đề về IP trong các thỏa thuận thương mại trở nên khó khăn hơn. Thông thường, các chuyên gia kinh tế có xu hướng ủng hộ thương mại tự do với các luận điểm đơn giản. Chẳng hạn, họ chứng minh rằng việc cho phép giao thương nhiều hơn sẽ làm cho kinh tế của mỗi quốc gia trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, bảo vệ sở hữu trí tuệ không phải giống như việc cho phép thương mại. Ở một khía cạnh nào đó, cả 2 khá tương tự nhau, vì bảo hộ IP cho phép người mua và người bán đưa ra mức giá cho ý tưởng đó, đồng thời đưa nó vào thị trường. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, điều này thực sự kìm hãm thương mại, vì nó không cho phép mọi người bán những thứ mà họ tạo ra dựa trên ý tưởng của người khác.

Vấn đề này đã xuất hiện trong cuộc bàn luận về TPP ở Mỹ. Bằng cách làm hài hòa các tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ quốc tế, TPP có lẽ sẽ làm gia tăng lợi nhuận của các công ty Mỹ, nhưng người tiêu dùng ở quốc gia khác sẽ phải trả giá cao hơn. Đây là cũng một lý do khiến các bên bất đồng với nhau về TPP.

Mặc dù nỗ lực đẩy mạnh thương mại tự do là một bước đi thông minh của Nhật Bản, nhưng có lẽ động thái này sẽ bị hoài nghi trong vài quý tới. Thỏa thuận giữa Nhật Bản và EU đã thành công, nhưng đây là các quốc gia giàu có với mức bảo hộ IP gần giống nhau – và ngay cả như thế, IP vẫn là vấn đề dai dẳng và khó giải quyết. Khi các nước đang phát triển và các quốc gia có hệ thống IP rất khác nhau được đưa vào các thỏa thuận thương mại tự do thì mọi thứ dường như khó có thể diễn ra suôn sẻ.

Nói cách khác, kỷ nguyên thương mại tự do cũ đã qua đi. Khi tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ ngày càng tăng, việc đánh giá các thỏa thuận thương mại sẽ không còn đơn giản và thiếu thực tế như trong quá khứ nữa. Thay vào đó, các thỏa thuận thương mại tương lai sẽ đều là về lợi ích quốc gia và những đặc điểm khó khăn về sở hữu trí tuệ và lợi ích chung.

Vũ Hạo

FiLi

Các tin tức khác

>   Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm (10/10/2017)

>   Google trình làng tai nghe có khả năng phiên dịch 40 ngôn ngữ (06/10/2017)

>   Kinh tế Ấn Độ rơi vào vòng xoáy suy giảm tăng trưởng (05/10/2017)

>   Món nợ hơn 20 ngàn tỷ USD của Mỹ có “đáng ngại” không? (22/09/2017)

>   Chủ tịch Fed: Lạm phát quả là một “bí ẩn” khó lý giải (21/09/2017)

>   Ấn Độ chuẩn bị thay thế Trung Quốc thành động lực tăng trưởng cho châu Á? (19/09/2017)

>   Mỹ sẽ không rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris (18/09/2017)

>   Kế hoạch đầu tư trong tương lai của Toyota ở Anh sẽ gặp khó vì Brexit? (14/09/2017)

>   Triều Tiên xuất 270 triệu USD hàng hóa vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ (11/09/2017)

>   Nhớ về năm 1997 - Liệu kịch bản khủng hoảng bất động sản có lặp lại? (09/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật