Thứ Năm, 21/09/2017 15:41

Chủ tịch Fed: Lạm phát quả là một “bí ẩn” khó lý giải

Fed vẫn tuân theo lộ trình nâng lãi suất

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Janet Yellen, cho biết đà giảm tốc gần đây của lạm phát Mỹ quả là “một bí ẩn”, MarketWatch đưa tin.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Janet Yellen

Tại cuộc họp chính sách 2 ngày, Fed cho biết sẽ bắt đầu thu hẹp số dư 4.5 ngàn tỷ USD trên bảng cân đối kế toán vào tháng 10 tới, đồng thời báo hiệu dự định nâng lãi suất 1 lần nữa trước khi khép lại năm 2017.

Tại sao Fed lại tuân thủ với lộ trình nâng lãi suất?

Đa số các quan chức cấp cao đều tin rằng lạm phát sẽ sớm tăng trở lại, một phần là do thị trường việc làm đang trong tình trạng thắt chặt. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp gần đây đã chạm đáy 16 năm ở mức 4.3%. Trong quá khứ, đây là mứcthường đi kèm với tỷ lệ lạm phát cao hơn.

Dẫu vậy, vẫn có rất ít bằng chứng cho thấy lạm phát sẽ tăng trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, đã giảm từ mức 2.2% (hồi tháng 2/2017) xuống còn 1.4% trong tháng 7/2017, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2%.

Điều này cũng chẳng có gì mới lạ. Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn chưa thể đạt mục tiêu gia tăng lạm phát lên 2% và duy trì ở mức này trong thời gian dài. Trong 9 năm qua, lạm phát Mỹ chỉ vượt mốc 2% một vài lần nhưng chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.

Lẽ ra mọi thứ sẽ khác đi trong năm 2017. Việc nền kinh tế Mỹ tạo thêm 17 triệu việc làm kể từ năm 2010, và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng suy giảm được kỳ vọng sẽ châm ngòi cho sự gia tăng tiền lương của người lao động, qua đó đẩy lạm phát lên mức 2% hoặc cao hơn. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

Trong cuộc họp báo, bà Yellen thừa nhận rằng tình trạng suy giảm tăng trưởng của lạm phát trong thời gian gần đây giống như một điều “huyền bí”.

Trong suốt giai đoạn phục hồi kinh tế kéo dài 8 năm, lạm phát luôn bị chi phối bởi giá gas thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, và đồng USD mạnh – một điều làm giảm chi phí nhập khẩu của các công ty Mỹ.

Gần đây hơn, đà suy giảm tăng trưởng của lạm phát chủ yếu là xuất phát từ đà sụt giảm tạm thời của các hàng hóa tiêu dùng quan trọng như thuốc theo toa.

Fed nghĩ rằng tỷ lệ thất nghiệp hiện tại (4.4%) là đủ để gia tăng áp lực lên giá./.

Các tin tức khác

>   Ấn Độ chuẩn bị thay thế Trung Quốc thành động lực tăng trưởng cho châu Á? (19/09/2017)

>   Mỹ sẽ không rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris (18/09/2017)

>   Kế hoạch đầu tư trong tương lai của Toyota ở Anh sẽ gặp khó vì Brexit? (14/09/2017)

>   Triều Tiên xuất 270 triệu USD hàng hóa vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ (11/09/2017)

>   Nhớ về năm 1997 - Liệu kịch bản khủng hoảng bất động sản có lặp lại? (09/09/2017)

>   Đối thủ mới xuất hiện, Uber gặp khó ở Luân Đôn (06/09/2017)

>   Vì sao Starbucks thành công ở Trung Quốc? (02/09/2017)

>   Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng yếu nhất trong 3 năm! Vì đâu nên nỗi? (01/09/2017)

>   Mỹ: Siêu bão Harvey có thể gây thiệt hại kinh tế 40 tỉ đô la (29/08/2017)

>   Dara Khosrowshahi sẽ là CEO mới của Uber (28/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật