Thứ Sáu, 01/09/2017 14:26

Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng yếu nhất trong 3 năm! Vì đâu nên nỗi?

Nền kinh tế Ấn Độ đang trải qua một năm đầy gian truân, CNNMoney cho hay.

Dữ liệu từ Chính phủ Ấn Độ cho thấy GDP tăng trưởng ở mức 5.7% trong quý kết thúc vào tháng 6/2017, thấp hơn rất nhiều so với quý trước đó, và thấp hơn cả mức 7.1% của cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng trưởng yếu nhất trong 3 năm qua.

Đà suy giảm trên đã chấm dứt vị thế quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và nguyên nhân sâu xa xuất phát từ các cuộc cải cách lớn do Thủ tướng Narendra Modi đề xướng: Lệnh cấm lưu hành 86% lượng tiền giấy của Ấn Độ trong năm 2016, và việc cho ra đời hệ thống thuế hàng hóa và dịch vụ (GST).

Anubhuti Sahay, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu khu vực Đông Nam Á tại Standard Chartered, cho hay: “Các cuộc cải cách đã tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Lúc đầu là lệnh cấm tiền mặt, giờ là đến hệ thống thuế GST. Và có lẽ điều này sẽ kéo dài thêm ít nhất là vài quý nữa”.

Hệ thống GST đã đánh dấu một cuộc cải cách đáng kể đến hệ thống thuế Ấn Độ, cụ thể thay thế một hệ thống thuế quan phức tạp trong nước và thống nhất 29 bang của Ấn Độ thành một thị trường duy nhất lần đầu tiên trong lịch sử.

Điều này được cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, nhưng các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ xuất hiện tình trạng gián đoạn trong vài tháng tới, khi các doanh nghiệp làm quen với hệ thống mới và nhiều người được đưa vào diện bị tính thuế.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tiền mặt xuất phát từ lệnh cấm của ông Modi đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế xuống 6.1% trong quý 1/2017, giảm từ mức 7% trong quý 4/2016.

Trong ngày 08/11, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố tất cả tiền giấy mệnh giá 500 và 1,000 rupee sẽ không còn là tiền tệ chính thức sau 4 giờ. Động thái bất ngờ làm choáng váng cả quốc gia Nam Á này, với hơn 23 tỷ tiền giấy – tương đương 80% tiền mặt của đất nước đột nhiên trở thành những tờ giấy không có giá trị. Nguyên nhân được cho là ông muốn đàn áp thẳng tay tiền “bẩn", các quỹ bất hợp pháp thu được từ tham nhũng, trốn thuế và cất trữ tiền mặt. Được biết, Ấn Độ thất thoát hàng trăm tỷ đô la thuế chưa nộp mỗi năm, và chỉ có khoảng 2% người Ấn Độ đóng thuế thu nhập.

Ngoài ra, lệnh cấm này cũng hướng đến việc đẩy lượng tiền giả ra khỏi nền kinh tế. Lệnh cấm trên đã châm ngòi cho tình trạng hỗn loạn trên diện rộng khi hàng triệu người dân Ấn Độ xếp hàng để gửi tiền và hoạt động ở một số bộ phần của nền kinh tế cũng bị chững lại.

Tuy nhiên, trong tuần này, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ tiết lộ rằng 99% lượng tiền giấy bị cấm đã quay trở lại hệ thống, qua đó khiến nhiều người cho rằng người dân Ấn Độ đã tìm ra cách để rửa lượng tiền “bẩn”.

Bộ Tài chính Ấn Độ thừa nhận rằng có một lượng lớn tiền mặt được gửi ở các ngân hàng là tài sản bất hợp pháp. Ngoài ra, cơ quan này đã xác nhận có khoảng 1.8 triệu tài khoản không trùng khớp với hồ sơ thuế của họ, và họ đang tiếp tục điều tra thêm về lượng tiền gửi ở ngân hàng.

Các chuyên gia cho biết Chính phủ Ấn Độ cần phải đưa ra kết quả nhanh chóng nếu họ muốn chỉ ra lệnh cấm tiền mặt đã đạt được thành công.

Trong cuộc phỏng vấn với CNNMoney, Pronab Sen, Trưởng Bộ phận Trung tâm Tăng trưởng Quốc tế Ấn Độ (IGC), nhận định: “99% lượng tiền mặt đã trở lại hệ thống, vì vậy cách thức triệt tiêu tiền ‘bẩn’ trên vẫn chưa có hiệu quả. Các tác động tiêu cực của lệnh cấm tiền mặt có khả năng kéo dài ít nhất là thêm 1 năm nữa, nếu không muốn nói là dài hơn”./.

Các tin tức khác

>   Mỹ: Siêu bão Harvey có thể gây thiệt hại kinh tế 40 tỉ đô la (29/08/2017)

>   Dara Khosrowshahi sẽ là CEO mới của Uber (28/08/2017)

>   Những tỷ phú Trung Quốc nào ăn nên làm ra nhất trong năm 2017? (25/08/2017)

>   Tương lai nào cho NAFTA? (24/08/2017)

>   Cách mạng Robot ở Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu? (23/08/2017)

>   Đâu là những quốc gia có thặng dư thương mại với Trung Quốc? (21/08/2017)

>   NAFTA khởi động lại (18/08/2017)

>   Kinh tế toàn cầu chuẩn bị tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2017? (17/08/2017)

>   Kinh tế Nhật Bản chứng kiến chuỗi tăng trưởng dài nhất trong 1 thập kỷ (15/08/2017)

>   Mỹ áp thuế chống trợ giá đối với nhôm lá Trung Quốc (10/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật