Thứ Sáu, 28/04/2017 10:54

Nền kinh tế Ấn Độ sẽ vượt Đức và Anh vào năm 2022?

Ấn Độ sẽ chiếm lấy vị trí nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới của Đức trong năm 2022 và đẩy Anh ra khỏi top 5 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, dựa trên một phân tích về dự báo tăng trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, các thách thức mà đất nước này phải đối mặt vẫn còn rất nhiều, Bloomberg cho hay.

Đó là khó khăn từ việc thực hiện các cuộc cải cách thuế và tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng. Ngoài ra, còn có thách thức trong việc thúc đẩy năng suất lao động, gia tăng cơ hội việc làm cho người dân, khuyến kích đầu tư doanh nghiệp và vượt qua các khiếm khuyết về cơ sở hạ tầng.

Nền kinh tế Ấn Độ vẫn đang hồi phục trở lại kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi ban hành lệnh cấm lưu hành các tờ tiền mệnh giá 500 rupee và 1,000 rupee trong năm 2016. Và rất có khả năng là nền kinh tế sẽ xảy ra tình trạng gián đoạn tạm thời do việc triển khai hệ thống thuế đánh trên hàng hóa và doanh số (GST) trên toàn quốc.

Trong lúc còn một chút nghi ngờ liệu hệ thống thuế GST sẽ có lợi trong dài hạn hay không, thì các chuyên gia kinh tế lại bày tỏ ra lo ngại về hệ thống ngân hàng và tình hình sức khỏe chung của khu vực tài chính công. Cả 2 hệ thống trên đều được xem là thước đo để các tổ chức tín dụng toàn cầu đánh giá về tình trạng nợ của Ấn Độ.

Cụ thể, các khoản nợ xấu, nợ tái cấu trúc và khoản tiền cho vay tới các công ty không thể thanh toán nợ đã vọt lên mức 16.6% trên tổng nợ, dữ liệu từ Chính phủ cho thấy. Sự gia tăng trong khoản nợ xấu đã buộc các ngân hàng tập trung vào việc đòi lại các khoản nợ này. Kết quả là tăng trưởng tín dụng Ấn Độ đã giảm xuống gần mức thấp kỷ lục, qua đó tạo ra một thách thức lớn đối với Thủ tướng Narendra Modi, khi Chính phủ nước này cố gắng gia tăng đầu tư và thúc đẩy việc làm.

Bên cạnh hoạt động đầu tư tăng trưởng chậm chạp thì năng xuất lao động của Ấn Độ cũng suy yếu, qua đó kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như cơ hội việc làm tại đất nước này.

Thật vậy, năng suất lao động trên đầu người đã giảm từ 10% trong năm 2010 xuống chỉ còn 4.8% trong năm 2016. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Ấn Độ sẽ có sản lượng trên mỗi công nhân ở mức 3.962 USD trong năm 2017, chỉ bằng một phần nhỏ của Đức là 83,385 USD.

Dẫu vậy, tiềm năng tăng trưởng của Ấn Độ không vì thế mà suy giảm. Dựa trên dự báo của IMF, Ấn Độ với tốc độ tăng trưởng 9.9%/năm sẽ vượt mặt Đức vào năm 2022 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới, đồng thời loại Anh ra khỏi top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới sau năm 2017./.

Các tin tức khác

>   Nền Kinh tế Mỹ khởi đầu chậm chạp dưới thời Donald Trump (27/04/2017)

>   Ngành sản xuất thép Trung Quốc đã bước vào giai đoạn bão hòa (25/04/2017)

>   Thái Lan thảo luận với Malaysia và Indonesia về giảm nguồn cung cao su (24/04/2017)

>   Điều gì sẽ bóp nghẹt tương lai của các quốc gia châu Á mới nổi? (20/04/2017)

>   Bài toán nan giải về nền kinh tế Pháp (20/04/2017)

>   IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2017 lên 3.5% (19/04/2017)

>   Singapore là quốc gia đứng đầu trong cuộc đua thu hút tài năng ở châu Á (18/04/2017)

>   GDP Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2017 (17/04/2017)

>   Phó chủ tịch bị bắt, Samsung tạm đình chỉ mọi hoạt động đầu tư mới (17/04/2017)

>   ADB dự báo châu Á tiếp tục là lực đẩy của kinh tế thế giới (15/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật