Thứ Năm, 20/04/2017 15:36

Điều gì sẽ bóp nghẹt tương lai của các quốc gia châu Á mới nổi?

Dân số châu Á sẽ già đi nhanh hơn so với các khu vực khác trong vài thập kỷ kế tiếp. Trong bối cảnh đó, đà tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Thái Lan sẽ chững lại trước khi chuyển mình sang vị thế quốc gia có thu nhập cao, CNBC cho hay.

Ngoài ra, nếu mối lo ngại trên trở thành hiện thực thì sẽ gây căng thẳng nguồn tài chính công và kìm hãm khả năng đưa ra các hệ thống cần thiết (như hưu trí) của Chính phủ để phục vụ cho số lượng người lớn tuổi ngày càng tăng.

Các chuyên gia kinh tế tại Standard Chartered cho rằng, sự già đi nhanh chóng của dân số châu Á sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Thái Lan vào năm 2020, và Singapore vào năm 2025. Điều này sẽ diễn ra trước khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2026.

“Dân số già đi trước khi trở nên giàu có là một thách thức lớn nhất về cơ cấu trong trung hạn ở các quốc gia châu Á đang phát triển và có khi là cả Mỹ Latin. Lý do chính khiến các quốc gia có thu nhập trung bình lo ngại về điều này là do nó có thể hạn chế khả năng gia nhập vào nhóm nước phát triển có thu nhập cao”, báo cáo của Standard Chartered chỉ rõ.

“Tình hình dân số bất lợi có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng và kìm hãm sự phát triển... Dân số già đi còn ảnh hưởng đến năng suất lao động, mẫu hình chi tiêu và hoạt động đầu tư”.

Andy Seaman, Giám đốc đầu tư (CIO) tại Stratton Street Capital, cho biết các nền kinh tế già đi đang phải đối mặt với tình trạng chi tiêu xã hội cao hơn và thu nhập từ thuế ngày càng giảm. Điều này đã thúc đẩy các quốc gia này nhanh chóng cải thiện vị thế tài chính của mình.

“Nợ là rủi ro lớn đối với các quốc gia có dân số già đi, đặc biệt là khi dân số thuộc độ tuổi lao động bắt đầu sụt giảm, vì gánh nặng nợ nần đè nặng lên số lượng người ít hơn”, ông cho biết.

Các Chính phủ đã ra sức mở rộng lực lượng lao động của mình thông qua các biện pháp như gia tăng số người phụ nữ đi làm và nâng độ tuổi nghỉ hưu. Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore cũng đã đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng của những người lớn tuổi và áp dụng công nghệ để thúc đẩy năng suất.

Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ thường thấy ở các nền kinh tế châu Á tiên tiến, các chuyên gia lưu ý. Trong bối cảnh dân số già đi, muốn tăng nguồn thu của Chính phủ đồng nghĩa với việc áp đặt thuế suất cao hơn lên lượng người lao động ngày càng thu hẹp hoặc mở rộng cơ sở tính thuế, các chuyên gia thuế cho biết.

Trong một báo cáo năm 2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đề nghị các quốc gia giải quyết thách thức về thuế mà nền kinh tế kỹ thuật số mang lại. Kể từ đó, New Zealand buộc phải thực thi thuế hàng hóa và dịch vụ đánh trên các dịch vụ kỹ thuật số từ tháng 10/2016. Đài Loan và Australia sẽ làm điều tương tự trong năm nay.

Tuy nhiên, việc thực thi các loại thuế trên có thể rất nan giải, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển – vốn có khả năng thi hành thuế bị hạn chế và mức độ tuân thủ của người đóng thuế cũng thấp. Chiu Wu Hong, Trưởng bộ phận thuế tại KPMG ở Singapore, dẫn lại một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy nợ thuế cao hơn ở những nền kinh tế đang phát triển.

“Những thách thức trên xuất phát từ nhiều yếu tố, như việc khó theo dõi các giao dịch được thực hiện thông qua mạng internet và những nhà cung ứng dịch vụ kỹ thuật số nằm bên ngoài quốc gia”, Chiu cho hay.

Các quốc gia châu Á cũng có thể cạn dần thời gian khi dân số già tăng trưởng nhanh. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng, Singapore sẽ chuyển từ tình trạng dân số “đang già đi” sang “già” sau 25 năm nữa. Được biết, “dân số già” được định nghĩa là quốc gia có từ 14-20% dân số trên 65 tuổi. Ở Thái Lan và Hàn Quốc, quá trình này chỉ mất 20 năm.

Trong khi đó, Anh có đến 45 năm trước khi chuyển sang giai đoạn dân số già, còn Mỹ là 69 năm và Pháp là 115 năm.

Các chuyên gia kinh tế thuộc Standard Chartered cho biết, khả năng sinh sản giảm sút, tuổi thọ tăng cao và sự suy giảm trong tỷ lệ tử vong là những yếu tố dẫn tới hiện tượng già hóa nhanh tại khu vực này. Trong đó, hiện tượng sinh sản giảm sút, tuổi thọ tăng cao được ghi nhận là đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn ở châu Á.

Theo báo cáo này, sự hỗ trợ về mặt thể chế chưa được thực hiện để đối phó với việc dân số ngày càng già đi. Các hệ thống hưu trí vẫn không bền vững mặc dù đã thực hiện các cuộc cải cách chính sách trong thời gần đây. Cụ thể, hệ thống hưu trí toàn quốc của Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng thâm hụt sớm nhất là vào năm 2030. Còn Thái Lan có khả năng bị thâm hụt kể từ năm 2041. Kế đó, các hệ thống hưu trí ở Hàn Quốc và Việt Nam cũng sẽ bị thâm hụt nhẹ./.

Các tin tức khác

>   Bài toán nan giải về nền kinh tế Pháp (20/04/2017)

>   IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2017 lên 3.5% (19/04/2017)

>   Singapore là quốc gia đứng đầu trong cuộc đua thu hút tài năng ở châu Á (18/04/2017)

>   GDP Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2017 (17/04/2017)

>   Phó chủ tịch bị bắt, Samsung tạm đình chỉ mọi hoạt động đầu tư mới (17/04/2017)

>   ADB dự báo châu Á tiếp tục là lực đẩy của kinh tế thế giới (15/04/2017)

>   Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 2 năm (13/04/2017)

>   Những gam màu xám đằng sau đà tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á (11/04/2017)

>   Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ xuống mức 4.5%, thấp nhất trong 1 thập kỷ (07/04/2017)

>   Đâu mới là trụ cột thực sự của nền kinh tế Mỹ? (07/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật