Thứ Năm, 20/04/2017 06:30

Bài toán nan giải về nền kinh tế Pháp

Pháp dường như đang mắc kẹt trong một vũng lầy, CNNMoney cho hay.

Nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Âu đã trải qua nhiều năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế ảm đạm, tỷ lệ thất nghiệp cũng như thâm hụt ngân sách cao. Trong khi đó, các quốc gia láng giềng như Đức và Anh lại tận hưởng đà hồi phục mạnh mẽ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Các khó khăn về kinh tế của Pháp sẽ là trọng tâm của các cuộc tranh cử Tổng thống sắp diễn ra vào ngày Chủ nhật tới.

Cuộc thi đã trở thành một cuộc chạy đua  giữa các ứng cử viên đến từ các đảng phái chính trị. Hai trong số những người đứng đầu là chính trị gia bên phe cực hữu là bà Marine Le Pen và nhà xã hội học Jean-Luc Melenchon đều có những ý tưởng cực đoan về cách cải thiện nền kinh tế Pháp.

Cụ thể, cả hai ứng cử viên này đều phản đối các thỏa thuận thương mại tự do và chỉ trích nặng nề về đồng euro.

“Tốc độ tăng trưởng ảm đạm và tỷ lệ thất nghiệp cao trong nhiều năm vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc chủ nghĩa dân túy và các đảng phái chống lại đồng euro như bà Marine Le Pen”, Jessica Hinds, Chuyên gia kinh tế châu Âu tại Capital Economics, cho hay.

2 ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất tại cuộc bỏ phiếu vào ngày Chủ nhật sắp tới sẽ tiến thẳng vào vòng cuối, dự kiến diễn ra vào ngày 07/05/2017. Tuy nhiên, liệu họ có phương thuốc đúng đắn để chữa trị cho nền kinh tế Pháp?

Sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế ảm đạm, GDP của Pháp cuối cùng cũng tăng cao hơn, nhưng vẫn ở mức rất thấp.

Nền kinh tế Pháp đã tăng trưởng 1.2% trong năm 2016, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong khi đó, hai nền kinh tế lớn hơn ở châu Âu là Đức và Anh đều tăng trưởng 1.8% trong cùng kỳ.

 

IMF dự báo kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng chỉ 1.4% trong năm 2017, một trong những mức tăng yếu nhất ở Liên minh châu Âu (EU).

Pháp cũng gặp khó khăn trong làm giảm tỷ lệ thất nghiệp – hiện đang ở gần mức 10%. Con số này còn cao hơn cả mức trung bình của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) và gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp ở Đức và Anh.

Vấn đề về tỷ lệ thất nghiệp còn tồi tệ hơn đối với những người trẻ tuổi: 24% người nằm trong độ tuổi 15-24 không có việc làm.

Trong khi đó, nợ Chính phủ đã nhảy vọt lên gần mức 90%, tăng từ mức 58% tại thời điểm 1 thập kỷ trước.

Nhưng vẫn còn đó một vài điểm sáng. Cụ thể, Pháp có bất bình đẳng thu nhập tương đối thấp và số lượng người gặp nguy cơ nghèo đói thấp hơn Đức hoặc Anh.

Tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ Pháp (tính trên GDP) vào các chương trình xã hội và phúc lợi cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế chủ chốt khác.

Tuy nhiên, chính hệ thống phúc lợi hào phóng đã dẫn đến thâm hụt ngân sách ngày càng cao, còn hệ thống y tế đang rất cần tiền mặt. IMF đã vận động các cuộc cải cách kinh tế để kiểm soát chi tiêu công./.

Các tin tức khác

>   IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2017 lên 3.5% (19/04/2017)

>   Singapore là quốc gia đứng đầu trong cuộc đua thu hút tài năng ở châu Á (18/04/2017)

>   GDP Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2017 (17/04/2017)

>   Phó chủ tịch bị bắt, Samsung tạm đình chỉ mọi hoạt động đầu tư mới (17/04/2017)

>   ADB dự báo châu Á tiếp tục là lực đẩy của kinh tế thế giới (15/04/2017)

>   Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 2 năm (13/04/2017)

>   Những gam màu xám đằng sau đà tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á (11/04/2017)

>   Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ xuống mức 4.5%, thấp nhất trong 1 thập kỷ (07/04/2017)

>   Đâu mới là trụ cột thực sự của nền kinh tế Mỹ? (07/04/2017)

>   Châu Á cần làm gì để trở nên giàu có hơn? (07/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật