Thứ Ba, 18/04/2017 16:48

Singapore là quốc gia đứng đầu trong cuộc đua thu hút tài năng ở châu Á

Singapore xếp hạng cao nhất ở châu Á về phương diện thu hút và phát triển tài năng. Điều này không chỉ phản ánh hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới mà còn về cách thức thích nghi với các kỹ năng trong kỷ nguyên kỹ thuật số, Bloomberg cho hay.

 

Singapore đứng vị trị thứ 2 chỉ sau Switzerland khi xét về Chỉ số Cạnh tranh Tài năng toàn cầu (Global Talent Competitiveness Index), được công bố vào ngày thứ Ba bởi một trường kinh doanh Pháp, INSEAD. Australia là quốc gia khác thuộc khu vực châu Á -Thái Bình Dương cũng nằm trong top 10.

Chỉ số trên đánh giá khả năng của một quốc gia trong việc kích hoạt, thu hút, thúc đẩy và giữ chân tài năng, cũng như phát triển kiến thức toàn cầu và kỹ năng nghề nghiệp lẫn kỹ thuật. Các quốc gia xếp thứ hạng cao đều có chung một vài lợi thế quan trọng: các chính sách việc làm đều ưu tiên tính linh hoạt, hệ thống giáo dục tốt và khả năng công nghệ.

Chính phủ Singapore đang tìm cách biến nền kinh tế thành một trung tâm công nghệ cao ở khu vực. Cụ thể, Chính phủ đang giúp các doanh nghiệp nhỏ áp dụng các công nghệ mới và hỗ trợ các người lao động tìm kiếm kỹ năng. Với việc kìm hãm nhập cư, Singapore đang đẩy mạnh tự động hóa một số công việc cần kỹ năng thấp như người dọn vệ sinh.

“Các công nghệ kỹ thuật số sẽ giúp các nền kinh tế nhỏ và dễ bị tác động như Singapore vượt qua khả năng của mình bằng cách tạo ra các phương tiện cho các doanh nghiệp và tài năng của họ tiếp cận với thị trường toàn cầu”, Su-Yen Wong, Giám đốc điều hành của Human Capital Leadership Institute, cho biết.

Một số các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á xếp hạng thấp hơn khi xét về chỉ số này. Cụ thể, Nhật Bản sụt 3 bậc xuống hạng 22 trên toàn cầu, trong khi Trung Quốc đứng thứ 54 và Ấn Độ ở hạng 92.

“Một thử thách lớn đối với Trung Quốc và Ấn Độ nằm ở khả năng thu hút tài năng, và cả 2 quốc gia này đều đối mặt với vấn đề là các người lao động tay nghề cao đang rời khỏi quê hương và làm việc ở nước ngoài”, Bruno Lanvin, Giám đốc điều hành các chỉ số toàn cầu tại INSEAD và cũng là người biên tập báo cáo này, cho hay. “Để cải thiện khả năng thu hút tài năng, các quốc gia này cần phải cải thiện hơn nữa về tình hình pháp lý và thị trường”.

Malaysia có thứ hạng cao nhất trong nhóm các quốc gia có thu nhập từ trung bình-cao, và đứng thứ 28 khi xét về Chỉ số Cạnh tranh Tài năng toàn cầu, vượt cả các quốc gia giàu có hơn như Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Italy. Các quốc gia Đông Nam Á cũng có điểm số cao vì kỹ năng nghề nghiệp và kỹ thuật cũng như sự mở cửa đối với các tài năng ở nước ngoài, kết quả nghiên cứu cho thấy.

Các tin tức khác

>   GDP Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2017 (17/04/2017)

>   Phó chủ tịch bị bắt, Samsung tạm đình chỉ mọi hoạt động đầu tư mới (17/04/2017)

>   ADB dự báo châu Á tiếp tục là lực đẩy của kinh tế thế giới (15/04/2017)

>   Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 2 năm (13/04/2017)

>   Những gam màu xám đằng sau đà tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á (11/04/2017)

>   Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ xuống mức 4.5%, thấp nhất trong 1 thập kỷ (07/04/2017)

>   Đâu mới là trụ cột thực sự của nền kinh tế Mỹ? (07/04/2017)

>   Châu Á cần làm gì để trở nên giàu có hơn? (07/04/2017)

>   Yahoo và AOL sẽ kết hợp thành công ty mới là… Oath (04/04/2017)

>   Giá nhà ở tại Mỹ lên cao nhất trong hơn 2 năm (28/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật