Thứ Ba, 28/02/2017 15:49

Tại sao Mark Mobius vẫn lạc quan về chứng khoán châu Á?

Cổ phiếu châu Á đã tăng trưởng mạnh hơn các thị trường toàn cầu trong năm nay bất chấp tình trạng lợi nhuận các doanh nghiệp không đồng đều, đồng JPY đang trên đà hồi phục và Donald Trump. Ngoài ra, các nhà đầu tư hàng đầu, bao gồm cả Mark Mobius, cho rằng đà bứt phá trên thị trường châu Á chỉ mới bắt đầu, Bloomberg cho hay.

Chủ tịch điều hành của Templeton Emerging Markets Group Mark Mobius 

Ông Mobius, Chủ tịch điều hành của Templeton Emerging Markets Group, cho rằng đây là do sự hấp dẫn của nhóm cổ phiếu tầm trung ở khu vực này. Trong khi đó, việc định giá thấp khiến ông Alan Richardson - Nhà quản lý đầu tư tại Samsung Asset Management lạc quan về thị trường châu Á, vốn đã tăng trưởng mạnh hơn gấp 3 lần so với chỉ số Stoxx Europe 600 trong năm nay, đồng thời cũng vượt qua thành quả của chỉ số S&P 500.

“Triển vọng của thị trường cổ phiếu châu Á là rất khả quan so với phần còn lại của thế giới”, ông Mobius cho hay. “Tốc độ tăng trưởng dự báo cho khu vực này đã cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và Mỹ”. Công ty Templeton Emerging Markets Group còn “phấn khích” khi có sự gia tăng chủ nghĩa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở châu Á.

Đằng sau sự lạc quan của họ là một dự báo rõ ràng rằng câu chuyện tăng trưởng ở châu Á sẽ kéo dài. Là nơi sản sinh ra các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, khu vực châu Á đang chào đón sự hồi phục trở lại của nền kinh tế Trung Quốc, khi cổ phiếu Trung hoa đại lục được niêm yết trên sàn giao dịch Hồng Kông đang dẫn đầu đà tăng trên thị trường châu Á trong năm 2017. Nhiều chiến lược gia còn được khích lệ bởi mùa báo cáo tài chính mới nhất, với việc ông Mobius dự báo lợi nhuận châu Á sẽ vượt trội hơn phần còn lại của thế giới khi giá tăng trở lại và lượng tiêu thụ cũng leo dốc.

Cổ phiếu châu Á là nơi đầu tư tốt nhất để được hưởng lợi từ sự gia tăng trong lạm phát, vì khu vực này dường như sẽ được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích tài khóa của Mỹ và giá hàng hóa đang trên đà hồi phục, ông Richardson, Nhà quản lý đầu tư tại Samsung Asset Management quản lý 173 tỷ USD, cho hay.

Tại sao cổ phiếu châu Á lại tăng mạnh? 

Một phần lý do dẫn tới thành quả vượt trội của thị trường châu Á là sự phục hồi của các cổ phiếu Nhật Bản và các quốc gia đang phát triển. Các thị trường cổ phiếu này đã vượt qua các vấn đề trong quá khứ như đồng JPY mạnh và triển vọng nâng lãi suất ở Mỹ.

Hiện chỉ số MSCI’s South East Asia đã tăng 6% tính từ đầu năm 2017, trong lúc nhà đầu tư dự báo đà bán tháo sau chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử đã đi “quá đà”. Chỉ số Topix của Nhật Bản đang dao động gần mức cao nhất trong 14 tháng. Mặc dù đồng JPY đã tăng mạnh trong năm nay, nhưng vẫn thấp hơn 11 % so với mức đỉnh được thiết lập hồi tháng 8/2016, qua đó giảm bớt các tác động tiêu cực lên các nhà xuất khẩu ở Nhật Bản.

Citigroup dự báo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các công ty Nhật Bản sẽ nhảy vọt từ 1.7% trong năm 2016 lên 17% trong năm nay. Tuy nhiên, không chỉ có Nhật Bản chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong lợi nhuận mà là cả khu vực châu Á. Chính sự cải thiện trong triển vọng lợi nhuận đã gia tăng sức hấp dẫn của các cổ phiếu trong khu vực châu Á.

Đối với các mối đe dọa tiềm tàng từ Donald Trump, ông Mobius đã đưa ra kịch bản là nếu tân Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế suất cao hơn lên các hàng hóa châu Á thì nhà đầu tư nên tập trung vào các công ty châu Á mà có thể hưởng lợi được từ việc này, như các công ty có hoạt động sản xuất và bán hàng ở Mỹ.

Được biết, ông Trump chuẩn bị đưa ra các kế hoạch chi tiêu tại buổi diễn thuyết, dự kiến diễn ra vào buổi tối ngày thứ Ba ở Washington.

Ông Mobius nhận định: “Xem xét sự liên kết thương mại ở mức độ cao giữa Mỹ và châu Á. Nếu Mỹ áp đặt các hạn chế về thương mại lên châu Á thì họ sẽ khó mà tránh khỏi các tác động tiêu cực lên chính ngành công nghiệp của đất nước này. Do đó, chính quyền Donald Trump sẽ cần phải thận trọng”./.

Các tin tức khác

>   Làm thế nào ngân hàng đầu tư tí hon này “có chân” trong thương vụ IPO của Snap? (28/02/2017)

>   Nhật Bản: Thêm cảnh báo đỏ đối với nền kinh tế thứ ba thế giới (28/02/2017)

>   Vàng leo dốc 3 phiên liên tiếp chờ tin từ Donald Trump (28/02/2017)

>   Dầu tăng nhẹ trước dấu hiệu sản lượng dầu tại Mỹ nhảy vọt (28/02/2017)

>   Có phải Yellen đang trêu tức Donald Trump và thị trường chứng khoán? (28/02/2017)

>   RCEP đang gặp phải những vấn đề gì? (27/02/2017)

>   Điều gì đã cản trở hoạt động thương mại quốc tế? (27/02/2017)

>   Hai câu chuyện đối lập về châu Á (25/02/2017)

>   Thương vụ Verizon - Yahoo cho chúng ta biết điều gì về bong bóng thị trường chứng khoán? (25/02/2017)

>   Vàng tăng 4 tuần liền khi đồng USD suy yếu (25/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật