Thứ Hai, 27/02/2017 08:24

Điều gì đã cản trở hoạt động thương mại quốc tế?

Hoạt động thương mại thế giới đã nằm trong danh sách các mối lo lắng của chúng ta trong một khoảng thời gian, gần đây nhất là trong tháng 12/2016. Tại sao hoạt động thương mại thế giới lại không nhảy vọt trong thời gian gần đây? Và năm 2016 cũng vậy. Hoạt động thương mại quốc tế trong năm 2016 thực sự quá nhếch nhác. Điều này có phải là do nhu cầu toàn cầu ảm đạm? 

Theo Business Insider, trong báo cáo Phát triển Thương mại năm 2016, Ngân hàng Thế giới (WB) hầu như không còn đổ lỗi cho nhu cầu toàn cầu ảm đạm như thường lệ nữa, thay vào đó họ đưa ra một yếu tố hoàn toàn mới và có ảnh hưởng lớn là “sự bất ổn trong chính sách”. Chính yếu tố này đã tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại thế giới.

 

WB chỉ ra rằng năm 2016 đã đánh dấu 5 năm liên tiếp có tốc độ tăng trưởng thương mại ảm đạm. Trước đó, 2015 đã được xem như năm có hoạt động giao thương ở mức yếu nhất kể từ năm 2009, khi hoạt động thương mại toàn cầu sụp đổ trước áp lực từ Cuộc khủng hoảng Tài chính. Tuy nhiên, năm 2016 còn tồi tệ hơn cả năm 2015.

Hoạt động thương mại thế giới rất khó để định lượng, do vậy ước tính từ các nguồn cũng có sự khác biệt:

  • Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của WB ước tính tốc độ tăng trưởng giao thương hàng hóa và dịch vụ ở mức 2.5%.
  • Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF và báo cáo Triển vọng Kinh tế của OECD thì lại cho rằng tốc độ tăng trưởng thương mại ở mức 1.9%.
  • Báo cáo Giám sát Thương mại Thế giới từ CPB ước tính tốc độ tăng trưởng giao thương hàng hóa và dịch vụ ở mức 1.1% (trong 11 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015).

Mặc dù có sự khác nhau về kết quả, nhưng vẫn còn đó sự đồng nhất giữa các nguồn dữ liệu rằng 2016 là năm có tốc độ tăng trưởng trong khối lượng giao thương thấp nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái 2008-2009. Dựa trên các nguồn IMF, CPB và WB thì báo cáo Phát triển Thương mại năm 2016 ước tính tốc độ tăng trưởng thương mại năm 2016 ở mức 1.9%:

Nguồn: Wolf Street

Bên cạnh đó, năm 2016 có sự khác biệt so với “các năm hậu khủng hoảng” ở chỗ: lần này, “sự trì trệ trong thương mại” đã lan rộng ra cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Vậy tại sao điều này lại xảy ra?

Có rất nhiều yếu tố đang bị nghi ngờ, hay còn là “các yếu tố quyết định đến cấu trúc bền vững” trong báo cáo Phát triển Thương mại năm 2016 của WB:

  • Sự hoàn thiện của các chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu (GVC)
  • Lập trường bảo hộ thương mại trỗi dậy
  • Tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm chạp
  • Đà sụt giảm trong giá hàng hóa; Tuy nhiên, sau khi chạm đáy vào đầu năm 2016, giá hàng hóa đã hồi phục trở lại. Do đó, đây không phải là yếu ảnh hưởng nhiều trong năm 2016.
  • “Quá trình tái cân bằng vĩ mô” ở Trung Quốc để hướng tới một nền kinh tế ít lệ thuộc hơn vào hoạt động xuất khẩu, khoản đầu tư bất động sản, và sản lượng công nghiệp. 

Và xuất hiện thêm một yếu tố mới và hiện có tác động mạnh mẽ là “sự bất ổn chính sách”, vốn được xác định bởi chỉ số Bất ổn Chính sách Kinh tế (EPUI).

Sự bất ổn chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại thông qua hai kênh chính:

Đầu tiên, sự gia tăng trong bất ổn chính sách kinh tế sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động giao thương thông qua giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Trong một môi trường ít chắc chắn hơn, các công ty có thể trì hoãn các quyết định đầu tư, người tiêu dùng có thể cắt giảm chi tiêu và ngân hàng thì gia tăng chi phí tài trợ.

Thứ hai là thông qua sự bất ổn trong chính sách thương mại, yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao thương… Sự bất ổn chính sách giao thương sẽ cản trở các công ty thâm nhập vào các thị trường nước ngoài.

Trong bài phân tích này, các tác giả nhận ra rằng tốc độ tăng trưởng thương mại (đường màu nâu) trong giai đoạn 2012-2016 có vẻ tụt sau so với sự bất ổn chính sách kinh tế (đường màu xanh dương) một vài tháng:

Nguồn: Wolf Street 

Đã có nhiều sự bất ổn chính sách diễn ra trước năm 2016, bao gồm cả cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu. Tuy nhiên, sự kiện Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) trong tháng 6/2016 và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong tháng 11/2016 đã làm cho mức độ bất ổn chính sách tăng vọt. Và tình trạng bất ổn này cũng tác động mạnh đến nền kinh tế. Thông qua một phân tích hồi quy, báo cáo cho thấy:

Khi mức độ bất ổn tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thương mại giảm 0.02%. Điều này có nghĩa là với mức gia tăng trong độ bất ổn của năm 2016 thì tốc độ tăng trưởng thương mại sẽ giảm khoảng 0.6%.

Nếu không có sự gia tăng của mức độ bất ổn chính sách, thì có lẽ tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ là 2.5% (tức 1.9% + 0.6%), dù vẫn thấp hơn mức 2.7% trong năm 2015. Hay nói cách khác, 3/4 mức sụt giảm hàng năm trong tốc độ tăng trưởng xuất phát từ sự bất ổn chính sách.

Trong thời gian gần đây, xuất hiện một quan điểm mới cho rằng sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2016 là do lập trường bảo hộ thương mại đang không ngừng gia tăng trên toàn cầu. Tuy nhiên, báo cáo này đã gạt bỏ quan điểm trên.

Theo WTO, các biện pháp hạn chế thương mại mới trong 10 tháng đầu năm 2016 cũng trùng khớp với năm 2015. Đây là bằng chứng cho thấy không có sự gia tăng trong lập trường bảo hộ thương mại trong năm 2016. Do đó, yếu tố “lập trường bảo hộ thương mại” không phải là yếu tố gây ra thành quả ảm đạm của hoạt động thương mại thế giới trong năm 2016.

Thay vào đó, sự bất ổn chính sách thương mại –  như sự bất ổn xoay quanh các thỏa thuận thương mại mới, trong đó có cả Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – đã góp phần rất lớn trong sự gia tăng của bất ổn chính sách nói chung.

Vậy điều gì sẽ xảy ra trong năm 2017? Nền kinh tế vốn đã đi sai định hướng trong suốt thời gian đầu năm 2017. Cụ thể, trong tháng 1/2017, chỉ số bất ổn kinh tế vọt lên mức cao kỷ lục mới./.

* Xem thêm báo cáo Trade Developments in 2016 từ World Bank

Các tin tức khác

>   Hai câu chuyện đối lập về châu Á (25/02/2017)

>   Thương vụ Verizon - Yahoo cho chúng ta biết điều gì về bong bóng thị trường chứng khoán? (25/02/2017)

>   Vàng tăng 4 tuần liền khi đồng USD suy yếu (25/02/2017)

>   Dầu có tuần tăng nhẹ bất chấp đà suy yếu trong phiên (25/02/2017)

>   Vì sao một số quan chức Fed ủng hộ nâng lãi suất nhanh hơn? (24/02/2017)

>   Ai sẽ chịu thiệt nhất nếu Donald Trump châm ngòi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc? (24/02/2017)

>   Vàng lên đỉnh 3 tháng khi đồng USD suy yếu (24/02/2017)

>   Mỹ đang “ăn” miếng bánh thị phần dầu của OPEC (24/02/2017)

>   Dầu lên đỉnh 19 tháng khi dự trữ dầu tại Mỹ tăng yếu hơn dự báo (24/02/2017)

>   Phép thử Samsung (23/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật