Thứ Năm, 21/07/2016 18:33

Góc nhìn 22/07: Hạn chế giải ngân tỷ trọng lớn

Các CTCK cho rằng, về xu hướng trong ngắn hạn, thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh nhẹ và cần kiểm chứng lại vùng hỗ trợ 650-660 điểm trước khi định hình rõ xu hướng tăng trở lại.

Retest vùng 650-660 điểm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Thị trường tiếp tục trải qua phiên giao dịch với nhiều biến động và rơi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý 660 điểm. Đà tăng tích cực xuất hiện ngay từ đầu phiên với lực đẩy đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Sự phân hóa diễn ra khá mạnh tại nhóm cổ phiếu trụ cột của thị trường, trong khi VNM, BVH, HCM, GMD điều chỉnh giảm hay HSG thậm chí giảm sàn vào cuối phiên, một số mã khác như MSN, VIC, VCB, HPG và nhóm dầu khí GAS, PVD giữ được sắc xanh nhẹ. Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa tăng nóng thời gian qua, phiên 21/07 tiếp tục là 1 phiên giao dịch đáng quên với 1 số liên tục giảm sàn tiêu cực, đáng chú ý có KSB, TTF hay EVE. Quan điểm của SHS tiếp tục được giữ nguyên, về xu hướng ngắn hạn, thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh nhẹ và cần retest vùng 650-660 điểm trước khi định hình rõ xu hướng tăng trở lại.

Rủi ro từ việc điều chỉnh mạnh ngay trong phiên tiếp tục diễn ra, do vậy nhà đầu tư cần hạn chế sử dụng margin trong giai đoạn này. Đối với danh mục trung và dài hạn, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ những mã cơ bản tốt đã có sẵn và chờ đợi kết quả kinh doanh quý 2. Đối với danh mục ngắn hạn, nhà đầu tư nên áp dụng chiến thuật mua thấp bán cao, tuy nhiên nên hạn chế giải ngân tỷ trọng lớn.

Nguy cơ sụt giảm mạnh trong ngắn hạn

CTCK Bảo Việt (BVS): Thị trường có phiên điều chỉnh thứ 3 liên tiếp với thanh khoản duy trì ở dưới mức trung bình. Dù chỉ giảm nhẹ về mặt điểm số nhưng độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về số mã giảm điểm. Đà tăng của các mã bluechips VCB, VIC, HPG, MSN... đã không đủ để cân bằng lại số điểm mà VN-Index để mất sự điều chỉnh của 2 cổ phiếu vốn hóa lớn khác là VNM và BVH.

Mặc dù xu hướng tăng điểm trung hạn chưa bị đánh mất, tuy nhiên nguy cơ bước vào nhịp sụt giảm mạnh trong ngắn hạn của chỉ số đang dần hiện hữu. Vùng hỗ trợ gần của chỉ số VN-Index hiện nằm tại 640-648 điểm. Đây là vùng điểm nhà đầu tư có thể tiến hành các hoạt động trading ngắn hạn, mua lại một phần danh mục đã bán hoặc tái cơ cấu danh mục nhằm tăng hiệu quả đầu tư.

Rủi ro tiếp tục giảm giá lên cao

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường giảm điểm nhẹ về cuối phiên nhưng nhiều nhóm ngành điều chỉnh sâu, khối lượng giao dịch suy giảm so với phiên giao dịch trước và tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 10 phiên. VN-Index để mất mốc 660 vào cuối phiên là tín hiệu không tốt cho thị trường, báo hiệu khả năng điều chỉnh tiếp về vùng 640. Đồng thời, các tín hiệu kỹ thuật không còn đồng thuận và bắt đầu cho chỉ báo pha trộn đảo chiều ngắn hạn như MACD tạo phân kỳ âm, MFI giảm dưới đường trendline, RSI suy giảm về sát trendline, PSAR cho dấu hiệu đảo chiều dù ADX vẫn duy trì trên 25. Rủi ro tiếp tục giảm giá của thị trường đang lên cao và nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục giảm tỷ trọng danh mục.

Kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ 650-655 điểm

CTCK MB (MBS): Về mặt kỹ thuật, thị trường tiếp tục điều chỉnh khi áp lực bán tăng mạnh tại nhiều nhóm cổ phiếu cùng với đó là sự phân hóa khá mạnh tại nhóm cổ phiếu trụ cột. Hai chỉ số có thể tiếp tục kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ 650-655 điểm với VN-Index và 84.5 điểm với HNX-Index trong những phiên tới. MBS khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng và theo dõi diễn biến tại các ngưỡng hỗ trợ để có phản ứng phù hợp./.

Các tin tức khác

>   Ông Nguyễn Xuân Bình (BVS): Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn đang ở mức cao (21/07/2016)

>   Góc nhìn 21/07: Sẽ tiếp tục điều chỉnh? (20/07/2016)

>   Ông Nguyễn Thế Minh (VCSC): Thị trường sẽ bước vào chu kỳ điều chỉnh trong 6 tháng cuối năm (20/07/2016)

>   Góc nhìn 20/07: Hạn chế sử dụng margin cao (19/07/2016)

>   Ông Trần Minh Hoàng (VCBS): Thị trường sẽ tích cực nhưng khó tăng mạnh (19/07/2016)

>   Góc nhìn 19/07: Kiểm nghiệm vùng 675-680 điểm (18/07/2016)

>   Cổ phiếu nào đáng được nhà đầu tư để ý? (18/07/2016)

>   Góc nhìn 18-22/07: Tiếp tục điều chỉnh? (17/07/2016)

>   Góc nhìn 15/07: Điều chỉnh còn tiếp diễn (14/07/2016)

>   Góc nhìn 14/07: Rủi ro điều chỉnh có thể xảy ra (13/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật