Thứ Ba, 22/12/2015 08:27

TKV: Cần trên 148 ngàn tỷ đồng để đầu tư công nghệ

Thừa than để xuất khẩu nhưng vẫn thiếu than đặc thù để phục vụ sản xuất nội địa. Đó là một thực tế mà ngành Than Việt Nam đang phải đối mặt. Chỉ tính riêng năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 3,1 triệu tấn than.

Băng chuyền hiện đại đưa công nhân vào lò. Ảnh: Tư liệu

Khó khăn hiện hữu

Than Việt Nam phân bố nhiều nơi nhưng nhiều nhất vẫn là vùng Đông Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng. Kể từ khi Pháp “đập nhát búa đầu tiên” vào vỉa than lộ thiên Hồng Gai, đến nay đã hơn 100 năm trôi qua. Khối lượng than được khai thác phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa vô cùng lớn. Các vỉa than lộ thiên đã cạn dần. Do vậy, để có được nhiều than, cần phải khai thác ở độ sâu dưới mực nước biển, kéo theo đó, chi phí sản xuất ngày càng tăng.

Với mục tiêu “đảm bảo cung cấp đủ than cho nền kinh tế”, trước đây cứ tưởng rằng thứ của trời cho sẽ chẳng bao giờ cạn nhưng đến bây giờ thì giật mình về sự thiếu hụt than cho nền kinh tế trong nay mai. Nếu so sánh theo chất lượng, giá thành và giá bán, than trong nước đang cao hơn giá than nhập khẩu (theo điều kiện CFR) về đến cảng Hòn Nét (Quảng Ninh), Sơn Dương Vũng Áng (Hà Tĩnh), hay Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Rõ ràng, ngành khai thác than của Việt Nam hiện đang có giá thành được hạch toán cao ngất ngưỡng.

Nhập khẩu than với giá thành thấp hoặc bằng giá than trong nước đang là hồi chuông cảnh báo vấn đề mất an ninh về năng lượng ngày càng rõ.

Một thời chưa xa các doanh nghiệp và cá nhân đua nhau xuất khẩu than dưới dạng chính ngạch và tiểu ngạch. Xuất khẩu than lậu đã làm “nóng” một phần biển Quảng Ninh. Trên cạn, than chất lượng cao của các mỏ bị biến thành than của “thổ phỉ” để xuất khẩu. Than chất lượng thấp của thổ phỉ được biến thành than của các mỏ để “hạ chi phí sản xuất”.

Thừa than để xuất khẩu nhưng vẫn thiếu than đặc thù để phục vụ sản xuất nội địa. Đó là một thực tế mà ngành công nghiệp này đang phải đối mặt. Chỉ tính riêng năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 3,1 triệu tấn than (than năng lượng khoảng 2,6 triệu tấn, than mỡ khoảng 0,5 triệu tấn). Tổng giá trị than nhập khẩu gần 364 triệu USD. Giá nhập khẩu CIF bình quân 118 USD/tấn, trong đó than năng lượng từ 42 - 133 USD/tấn. Như vậy, than năng lượng cung ứng cho nhiệt điện, xi măng, thép, phân bón có giá CIF tương đương và thấp hơn giá than trong nước.

Giải pháp khả thi

Sau 3 năm thực hiện quy hoạch phát triển ngành Than (Quyết định số 60/QĐ-TTg, ngày 9/1/2012) đã xuất hiện một số vấn đề phát sinh như: Trữ lượng, tài nguyên than tại một số dự án phát triển mỏ lớn có biến động, việc cấp phép đưa vào khai thác mỏ gặp khó khăn do chồng lấn với quy hoạch của địa phương, nhu cầu than tiêu thụ trong nước thấp hơn nhiều so với dự báo... Từ đó, việc điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp than là cần thiết để Tập đoàn Than -  Khoáng sản Việt Nam (TKV) có định hướng về các mục tiêu quan trọng như đảm bảo than cho phát điện các nhà máy nhiệt điện lớn, nhà máy xi măng, luyện kim và hóa chất của cả nước.

Thực tế hiện nay, ngành Than đang thiếu vốn để đầu tư công nghệ hiện đại mới khai thác hiệu quả than ở độ âm, thông qua hoạt động cơ giới hóa. Theo dự toán của TKV, ngành Than cần gần 248 nghìn tỷ đồng. Vì thế, TKV kiến nghị Chính phủ xem xét cho TKV và các đơn vị ngành Than được vay vốn, huy động từ nhiều nguồn như tín dụng đầu tư và phát triển của Nhà nước, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Đặc biệt, các địa phương có tài nguyên than khi lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, rừng, khu công nghiệp, dân cư... mà dưới đất có tài nguyên than thì cần ưu tiên thăm dò để khai thác than trước.

Việc điều chỉnh quy hoạch và kiến nghị thực hiện các hạng mục theo một trật tự có ưu tiên sẽ là giải pháp khả thi nhất giúp cho hoạt động khai thác tài nguyên than hiệu quả, bền vững.

Lộc Nga

thanh tra

Các tin tức khác

>   10 sự kiện nổi bật ngành thủy sản năm 2015 (22/12/2015)

>   Ngành hàng gia dụng với quy mô 13 tỷ USD sẽ ra sao sau hội nhập? (22/12/2015)

>   Chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/3/2016 (29/02/2016)

>   Đến lượt lo bị kiện chống trợ cấp (21/12/2015)

>   Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh: Hiệp hội Cá tra đang cân nhắc khởi kiện Mỹ ra WTO (19/12/2015)

>   Úc bỏ thuế chống bán phá giá sản phẩm máy chế biến nhập khẩu từ VN (19/12/2015)

>   Giai đoạn 2020-2030, Quảng Ninh sẽ có 20 cụm công nghiệp, hút 15,000 tỷ đồng vốn đầu tư (19/12/2015)

>   Quảng Ninh sắp dừng hoạt động các tàu du lịch tại cảng Bãi Cháy (19/12/2015)

>   CPH tập đoàn lớn phải được TTCP phê duyệt phương án và Bộ quản lý lựa chọn tổ chức tư vấn (19/12/2015)

>   EU là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam về các mặt hàng gỗ (18/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật