Thứ Hai, 21/12/2015 08:55

Đến lượt lo bị kiện chống trợ cấp

Một bức tranh sơ bộ về các vụ kiện chống trợ cấp do Mỹ tiến hành với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng như một số kinh nghiệm thực tiễn trong việc tham gia các vụ việc chống trợ cấp của Mỹ.

Những chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất, tiền thuê đất... cho doanh nghiệp thuộc những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể bị kiện chống trợ cấp. Trong ảnh: Thu hoạch tôm ở ĐBSCL. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ

Trải qua hơn 70 cuộc điều tra chống bán phá giá, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ít nhiều đã quen với cụm từ “bán phá giá”, và ở một mức độ nhất định, đã hiểu cách thức một vụ kiện chống bán phá giá được tiến hành. Với sự phổ biến như vậy, không có gì ngạc nhiên khi nói về các vụ kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp thường liên tưởng ngay đến các vụ kiện chống bán phá giá.

Nhưng trong năm năm qua đã có đến bảy vụ kiện chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó riêng Mỹ đã tiến hành tới năm vụ.

Việc áp dụng luật chống trợ cấp của Mỹ đối với nền kinh tế phi thị trường

Một điều ít được biết đến là trước đây, Mỹ không áp dụng luật chống trợ cấp đối với các nước được xem là nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam với lập luận rằng không thể đánh giá thích đáng mức độ bóp méo thị trường do các khoản trợ cấp gây ra trong nền kinh tế không hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Luận điểm cũng được tòa án Mỹ thông qua trong án lệ Georgetown Steel 1986. Từ thời điểm đó, không có cuộc điều tra chống trợ cấp nào được tiến hành đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước Mỹ xem là phi thị trường. Mãi cho đến năm 2006, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới tiến hành vụ kiện chống trợ cấp đối với Trung Quốc. Lý do là DOC cho rằng nền kinh tế Trung Quốc nay đã khác biệt đáng kể so với các nền kinh tế theo mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết từng được xem xét đến trong án lệ Georgetown Steel 1986. Sự chuyển biến về chính sách này được cho là một trong các nỗ lực nhằm đối phó với thâm hụt thương mại từ Trung Quốc giai đoạn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001.

Kể từ sau thời điểm này, Mỹ đã tiến hành sửa đổi các quy định pháp luật liên quan. Cuối cùng, vào tháng 3-2012, Chính quyền Obama đã thông qua đạo luật P.L. 112-99, chính thức mở cửa cho việc áp dụng luật chống trợ cấp của Mỹ đối với các nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt Nam.

... đọc tiếp tại đây

Matthew McConkey - Nguyễn Hải

tbktsg

Các tin tức khác

>   Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh: Hiệp hội Cá tra đang cân nhắc khởi kiện Mỹ ra WTO (19/12/2015)

>   Úc bỏ thuế chống bán phá giá sản phẩm máy chế biến nhập khẩu từ VN (19/12/2015)

>   Giai đoạn 2020-2030, Quảng Ninh sẽ có 20 cụm công nghiệp, hút 15,000 tỷ đồng vốn đầu tư (19/12/2015)

>   Quảng Ninh sắp dừng hoạt động các tàu du lịch tại cảng Bãi Cháy (19/12/2015)

>   CPH tập đoàn lớn phải được TTCP phê duyệt phương án và Bộ quản lý lựa chọn tổ chức tư vấn (19/12/2015)

>   EU là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam về các mặt hàng gỗ (18/12/2015)

>   Đường vào Mỹ của cá tra sau năm 2017 (18/12/2015)

>   S&P: Thu hút đủ vốn FDI, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc (18/12/2015)

>   Đối tác ngoại muốn đầu tư thêm cảng của Vinalines (18/12/2015)

>   Hiệp định PCA Việt Nam-EU được Thượng viện Pháp phê chuẩn (18/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật