Thứ Bảy, 19/12/2015 14:52

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh: Hiệp hội Cá tra đang cân nhắc khởi kiện Mỹ ra WTO

Việt Nam vừa kết thúc đàm phán và ký kết 4 hiệp định quan trọng trong năm 2015 là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu (Nga - Belarus - Kazakhstan), Hàn Quốc và EU, chiếm tới 80% thương mại của VN và mở ra thị trường xuất khẩu hàng hoá vô cùng lớn khi các hiệp định chính thức có hiệu lực. 

Nếu bị áp đặt tiêu chuẩn tương đương khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ là yêu cầu vô cùng khắt khe thì cá tra Việt Nam có nguy cơ mất thị trường chiếm tới 20% kim ngạch xuất khẩu này.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế - ngày 18.12 cho biết: Doanh nghiệp là chủ thể chính của hội nhập phải tìm cách thích ứng với luật chơi. Để khởi kiện một vụ chống bán phá giá không đơn giản. Thứ nhất, doanh nghiệp (DN) trong nước cùng ngành hàng phải chứng minh được loại hàng hoá tương tự nhập khẩu vào thị trường VN với mức độ tăng quá nhanh, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Tiếp đến, DN trong nước phải chứng minh được giá mà DN xuất khẩu bán tại thị trường trong nước thấp hơn giá bán cũng sản phẩm đó ở thị trường nước họ hoặc các thị trường xuất khẩu khác. Thêm vào đó là tư cách của người khởi kiện. Pháp lệnh Phòng vệ thương mại quy định người khởi kiện phải chiếm thị phần tương đối, nếu 90% số DN trong ngành không kêu, mà DN chỉ chiếm 10% lại kêu thì không có căn cứ để khởi kiện. Vấn đề tiếp nữa là khi khởi kiện vụ kiện chống bán phá giá phải hỏi ý kiến các bên, người tiêu dùng cũng là một bên tham vấn.

Về vấn đề nhiều nước cũng dựng lên những hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước, ông Khánh cho biết, không nên quan niệm việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của nước nhập khẩu là do họ dựng hàng rào lên với mình. Đối với các nước có yêu cầu rất cao về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, người tiêu dùng nước họ có quyền yêu cầu Chính phủ áp dụng các tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu phải tương đương với hàng sản xuất trong nước. Trong trường hợp này, chúng ta không có cách gì khác là vươn lên áp dụng các tiêu chuẩn an toàn của nước họ và đừng coi đó là hàng rào. Còn việc gần đây Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc bộ Siluriformes, trong đó có cá tra, cá basa của Việt Nam phải đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn tương đương của Hoa Kỳ, khiến DN VN có nguy cơ mất thị trường Hoa Kỳ, ông Khánh cho biết thêm, lâu nay, các nước thường áp dụng tiêu chuẩn tương đương tức là xem xét kiểm tra tất cả các quy trình “tạo ra sản phẩm cá tra” từ khâu chọn giống, đóng gói, bao bì, sản xuất, chế biến, tức là ra đến sản phẩm cuối cùng đều chỉ áp dụng đối với sản phẩm thịt đỏ như gà, thịt bò, chủ yếu là động vật nuôi, chứ đối với thuỷ sản là các sản phẩm đánh bắt trong tự nhiên thì thông thường không mang lại các dịch bệnh quá nguy hiểm nên không quốc gia nào áp dụng tiêu chuẩn tương đương. Hoa Kỳ là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng sản phẩm tương đương đối với mặt hàng thuỷ sản. Tuy nhiên không phải chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia Đông Nam Á và bản thân các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng phải đối yêu cầu này, cho rằng không cần thiết. Hiện Hiệp hội Cá tra VN đã phản ứng rất dữ dội với Hoa Kỳ về câu chuyện này, thậm chí hiệp hội đang cân nhắc khả năng đề nghị khởi kiện Chính phủ Hoa kỳ ra WTO. Bởi Hoa Kỳ đã vi phạm điều khoản quan trọng của Hiệp định SPS của WTO là mọi biện pháp đảm bảo an toàn sức khoẻ con người đều phải được áp dụng trên cơ sở khoa học và chứng minh được sự cần thiết của nó, và trong trường hợp này là quá mức cần thiết. Hiện tất cả các nước ASEAN đều đã có thư cho Chính phủ Hoa Kỳ để phản đối điều kiện áp đặt này.

Đến tháng 10.2015, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đã là đối tượng của 94 vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đến nay mới sử dụng công cụ này 4 lần với mặt hàng kính nổi, dầu ăn thực vật và đùi gà Mỹ. Trong 4 vụ kiện phòng vệ thương mại của Việt Nam, mới chỉ có 2 vụ dẫn đến được áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các công ty nguyên đơn với 2 vụ việc này đều là công ty lớn với sự chuẩn bị về tài chính và nhân lực tốt. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, cho biết họ không đủ nguồn lực tài chính để khởi kiện, thêm vào đó, để đi kiện được DN phải thu thập được bằng chứng cáo buộc đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này vượt quá khả năng của các DN Việt Nam.

Q.T

Hồng Quân

lao động

Các tin tức khác

>   Úc bỏ thuế chống bán phá giá sản phẩm máy chế biến nhập khẩu từ VN (19/12/2015)

>   Giai đoạn 2020-2030, Quảng Ninh sẽ có 20 cụm công nghiệp, hút 15,000 tỷ đồng vốn đầu tư (19/12/2015)

>   Quảng Ninh sắp dừng hoạt động các tàu du lịch tại cảng Bãi Cháy (19/12/2015)

>   CPH tập đoàn lớn phải được TTCP phê duyệt phương án và Bộ quản lý lựa chọn tổ chức tư vấn (19/12/2015)

>   EU là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam về các mặt hàng gỗ (18/12/2015)

>   Đường vào Mỹ của cá tra sau năm 2017 (18/12/2015)

>   S&P: Thu hút đủ vốn FDI, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc (18/12/2015)

>   Đối tác ngoại muốn đầu tư thêm cảng của Vinalines (18/12/2015)

>   Hiệp định PCA Việt Nam-EU được Thượng viện Pháp phê chuẩn (18/12/2015)

>   Phụ thuộc TQ, giá trị XK dầu thô VN 11 tháng giảm gần 50%, than đá giảm 65% (17/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật