Thứ Hai, 29/02/2016 16:31

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/3/2016

Sau đây là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ ngày 1/3/2016.

1. Xe máy chuyên dùng lưu thông không quá 40 km/h

Ngày 31/12/2015, Bộ Giao thông và vận tải ban hành Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ. Theo đó:

- Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h (trừ đường cao tốc).

- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư như sau:

+ Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h;

+ Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: 50 km/h.

Ngoài ra, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe và giảm tốc độ trong một số trường hợp như chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế…

Thông tư 91/2015/TT-BGTVT thay thế Thông tư 13/2009/TT-BGTVT.

Từ 1/3, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

2. Hướng dẫn niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán

Ngày 18/12/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Theo đó:

- Điều kiện niêm yết chứng khoán thực hiện theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP và 60/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

 + Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định tại Điều 53 Nghị định 58 đã được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 60.

+ Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện theo quy định tại Điều 54 Nghị định 58.

- Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện theo quy định tại Điều 57 Nghị định 58 và khoản 18 Điều 1 Nghị định 60. Trong đó:

+ Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo mẫu quy định tại các Phụ lục số 01 (a), 01 (b), 01 (c), 01 (d) ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Bản cáo bạch theo mẫu quy định tại các Phụ lục số 02, 03, 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn của quỹ tín dụng nhân dân

Ngày 31/12/2015, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với điều kiện ưu đãi  (ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ) cho những đối tượng sau đây:

- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân.

- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán và thanh tra viên đang thanh tra tại quỹ tín dụng nhân dân.

- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại điểm a khoản này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

- Người thẩm định, xét duyệt cho vay của quỹ tín dụng nhân dân.

Thông tư 32/2015/TT-NHNN thay thế Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN.

4. Thay đổi về vốn tự có của tổ chức tài chính vi mô

Theo Thông tư 33/2015/TT-NHNN, vốn tự có để tính các tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tài chính vi mô tại thời điểm 31/12/2015 được quy định như sau:

- Vốn cấp 1:

+ Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp): 40 tỷ đồng.

+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 2 tỷ đồng.

+ Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 1 tỷ đồng.

+ Lợi nhuận không chia: 2 tỷ đồng.

+ Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho tổ chức tài chính vi mô: 10 tỷ đồng.

- Số tiền được tính vào vốn cấp 2 gồm:

+ Giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật: 0,1 tỷ đồng

+ Quỹ dự phòng tài chính: 2 tỷ đồng

+ Dự phòng chung: 1 tỷ đồng

+ Các khoản nợ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 5 Thông tư này: 27,5 tỷ đồng.

5. Sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ

Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 39/2015/TT-NHNN quy định việc mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ để thực hiện việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức.

Theo đó, tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ được sử dụng để thực hiện các giao dịch chi sau đây:

- Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép.

- Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của chính tổ chức phát hành mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện phương án sử dụng vốn huy động từ đợt chào bán chứng khoán tại nước ngoài.

- Chi trả cổ tức cho cổ đông ở nước ngoài và thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành ở nước sở tại.

- Chi mua lại chứng khoán của chính mình phát hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán của Việt Nam và nước sở tại.

- Chi thanh toán các chi phí liên quan đến việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài.

6. Quy định mới về tổ chức lại tổ chức tín dụng

Ngày 31/12/2015, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 36/2015/TT-NHNN Quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.

Theo đó, các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng gồm có:

- Sáp nhập tổ chức tín dụng

+ Ngân hàng thương mại, công ty tài chính sáp nhập vào một ngân hàng thương mại.

+ Công ty tài chính sáp nhập vào một công ty tài chính.

- Hợp nhất tổ chức tín dụng

+ Ngân hàng thương mại hợp nhất ngân hàng thương mại thành một ngân hàng thương mại.

+ Ngân hàng thương mại hợp nhất công ty tài chính thành một ngân hàng thương mại.

+ Công ty tài chính hợp nhất công ty tài chính thành một công ty tài chính.

- Chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng

+ Ngân hàng thương mại, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại.

+ Ngân hàng thương mại, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại.

7. Giá khám, chữa bệnh BHYT ở bệnh viên công và tư nhân

Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định Thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Theo đó:

- Giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT bao gồm: giá dịch vụ khám bệnh, giá dịch vụ ngày giường điều trị, giá các dịch vụ kỹ thuật được quy định cụ thể tại các Phụ lục I, II, III của Thông tư liên tịch này.

- Các dịch vụ khám, chữa bệnh chưa được quy định mức giá cụ thể tại Thông tư liên tịch này sẽ áp dụng theo mức giá của các dịch vụ được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện.

- Đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân:

+ Áp dụng giá khám bệnh, giá ngày giường điều trị theo mức giá của một trong các hạng bệnh viện quy định tại Phụ lục I, II của Thông tư liên tịch này.

+ Các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc quy định trên sẽ được thống nhất áp dụng mức giá quy định tại Phụ lục III Thông tư liên tịch này.

Vũ Lê

kt&đt

Các tin tức khác

>   Đến lượt lo bị kiện chống trợ cấp (21/12/2015)

>   Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh: Hiệp hội Cá tra đang cân nhắc khởi kiện Mỹ ra WTO (19/12/2015)

>   Úc bỏ thuế chống bán phá giá sản phẩm máy chế biến nhập khẩu từ VN (19/12/2015)

>   Giai đoạn 2020-2030, Quảng Ninh sẽ có 20 cụm công nghiệp, hút 15,000 tỷ đồng vốn đầu tư (19/12/2015)

>   Quảng Ninh sắp dừng hoạt động các tàu du lịch tại cảng Bãi Cháy (19/12/2015)

>   CPH tập đoàn lớn phải được TTCP phê duyệt phương án và Bộ quản lý lựa chọn tổ chức tư vấn (19/12/2015)

>   EU là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam về các mặt hàng gỗ (18/12/2015)

>   Đường vào Mỹ của cá tra sau năm 2017 (18/12/2015)

>   S&P: Thu hút đủ vốn FDI, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc (18/12/2015)

>   Đối tác ngoại muốn đầu tư thêm cảng của Vinalines (18/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật