Thứ Tư, 07/01/2015 13:14

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: VCB - Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Nếu giá test lại vùng đỉnh cũ đã bị phá vỡ tháng 05/2012 (tương đương vùng 28,500 – 30,500) thì nhà đầu tư có thể mua vào, với quan điểm cắt lỗ nhanh chóng nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Vượt đỉnh cũ tháng 05/2012. Sự tăng trưởng liên tục trong thời gian gần đây đã khiến cho giá VCB phá vỡ vùng đỉnh cũ tháng 05/2012 (tương đương vùng 28,500 – 30,500). Đây là vùng có khối lượng tích lũy rất lớn và từng báo hiệu thành công các đợt đảo chiều giảm điểm của giá nên việc phá vỡ mang ý nghĩa rất tích cực.

Nhóm MA dài hạn liên tục đi lên. Hai đường SMA100 và SMA200 đã được test thành công trong giai đoạn tháng 10 - 11/2014 nên xu hướng tăng trưởng dài hạn vẫn duy trì tốt. Vì vậy, việc mua vào khi giá về gần nhóm này (tương đương vùng 27,000 – 28,500) đang được ủng hộ.

Ngắn hạn: Thanh khoản tăng mạnh và liên tục là một trong những tín hiệu đáng chú ý nhất trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, những mẫu hình nến xanh xuất hiện khá nhiều trong những phiên gần đây cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang tích cực và ổn định trở lại.

Fibonacci Retracement 161.8% đã bị vượt qua. Ngưỡng kháng cự này đã bị phá vỡ hoàn toàn trong những phiên gần đây và sẽ đóng vai trò hỗ trợ trong thời gian tới.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci (dùng cho trung và dài hạn):

• Ngưỡng 0% : 20,000

• Ngưỡng 23.6% : 21,500

• Ngưỡng 38.2% : 22,500

• Ngưỡng 50.0% : 23,100

• Ngưỡng 61.8% : 23,900

• Ngưỡng 100.0%: 26,300

• Ngưỡng 161.8%: 30,200

Chiến lược trading: Nếu giá test lại vùng đỉnh cũ đã bị phá vỡ tháng 05/2012 (tương đương vùng 28,500 – 30,500) thì nhà đầu tư có thể mua vào, với quan điểm cắt lỗ nhanh chóng nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Chi phí dự phòng tăng mạnh nhưng lợi nhuận 9T/2014 vẫn giữ được mức tăng tích cực. Trong 9 tháng đầu năm 2014, tổng thu nhập của VCB đạt 12,347 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 8,517 tỷ đồng, tăng 5.7% so với cùng kỳ và đóng góp nhiều nhất khi chiếm gần 69% tổng thu nhập. Hoạt động dịch vụ đạt gần 1,302 tỷ đồng, tăng 10.4% và chiếm 10.5% tổng thu nhập. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng giảm 15.5% và chiếm 8.7% tổng thu nhập. Hoạt động khác đạt 1,004 tỷ đồng, tăng mạnh 1.36 lần so với cùng kỳ và chiếm 8.1% tổng thu nhập.

Tổng thu nhập cải thiện giúp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VCB trong 9T/2014 đạt gần 7,963 tỷ đồng, tăng 9.3% so với cùng kỳ năm trước.

Chi phí dự phòng rủi ro tính dụng 9T/2014 của VCB tăng mạnh 15.5% với 3,513 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng khiến mức tăng của lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm xuống còn 8.06% với 3,262 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 3/2014, lợi nhuận trước thuế của VCB đạt gần 4,180 tỷ đồng, hoàn thành 76% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tiếp tục sụt giảm. Chỉ số NIM của VCB trong 9T/2014 đạt 1.76% (tương ứng với gần 2.35% năm 2014) và đang tiếp tục xu hướng giảm. Nhiều khả năng NIM sụt giảm do chịu tác động từ xu hướng giảm lãi suất cho vay trong thời gian qua và hoạt động tín dụng vẫn đang tăng trưởng khá chậm so với huy động.

Dự phòng rủi ro cho thuê và cho vay tài chính khách hàng tăng cao. Tính đến cuối quý 3/2014, tổng khoản mục cho vay khách hàng của VCB tăng 10.15% so với đầu năm; trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm ưu thế với gần 64%.

Đáng chú ý, dự phòng rủi ro cho thuê và cho vay tài chính khách hàng tăng mạnh gần 26% với 8,126 tỷ đồng. trong đó dự phòng chung là 2,158 tỷ đồng, tăng 12.6% so với đầu năm, dự phòng cụ thể là 5,969 tỷ đồng, tăng 31.7% chủ yếu do nợ xấu của VCB gia tăng trong thời gian qua.

Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức 2.54%. Tỷ lệ nợ xấu của VCB vào cuối quý 3/2014 là 2.54%, giảm nhẹ so với con số 2.72% vào đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của VCB giảm chủ yếu do hoạt động cho vay diễn ra tích cực trong thời gian qua. Trong khi đó, tổng nợ xấu của VCB vẫn tăng 2.8% trong kỳ với 7,686 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh 69.3% đang ở mức 4,726 tỷ đồng.

Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tăng mạnh. Khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD cuối quý 3/2014 là 110,269 tỷ đồng, tăng mạnh 20.1% so với đầu năm; trong đó cho vay các TCTD 45,480 tỷ đồng và tiền gửi là 64,789 tỷ đồng. Khoản mục chứng khoán đầu tư cũng tăng mạnh 22% với 78,717 tỷ đồng. Hoạt động liên ngân hàng và đầu tư chứng khoán tiếp tục tăng mạnh nhiều khả năng xuất phát từ việc tăng trưởng của hoạt động tín dụng vẫn đang khá thấp so với huy động (xem thêm chi tiết bên dưới).

Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác là 42 tỷ đồng, giảm so với con số đầu năm là 66 tỷ đồng. Trong khi đó, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư lại tăng mạnh lên mức 273 tỷ đồng trong khi đầu năm chỉ ở mức 25 tỷ đồng.

Huy động khách hàng 9T/2014 tăng trưởng 16.6%. Tính đến cuối tháng 9/2014, hoạt động huy động tiền gửi khách hàng diễn ra thuận lợi với mức tăng trưởng 16.6% so với đầu năm, đạt 387,326 tỷ đồng.

Thông tư 09 và 36 sẽ ảnh hưởng đến VCB? Quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ trong Thông tư 09/2014/TT-NHNN sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2015. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ không ảnh hưởng mạnh lên hoạt động trong năm 2015 khi VCB áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng chặt chẽ.

Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, các ngân hàng thương mại chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa 2 tổ chức tín dụng khác, đồng thời tỷ lệ nắm giữ ở mỗi tổ chức tín dụng không được quá 5%. Hiện VCB đang nắm giữ MBB với 9.6%, OCB với 5.1%, tại Công ty Tài chính Xi măng là 10.9%, EIB với 8.2% và Saigonbank với 4.3%. Như vậy, trong năm 2015, VCB nhiều khả năng sẽ phải thực hiện thoái vốn ở một số trong các TCTD này. Bên cạnh đó, VCB đang có kế hoạch sáp nhập với một TCTD và nhiều khả năng hoạt động này nhằm chuẩn bị cho việc Thông tư 36 được áp dụng.

Giao dịch và Định giá. Cổ phiếu VCB đã khởi sắc trong những tuần giao dịch gần đây, với khối lượng giao dịch trung bình phiên 52 tuần đạt hơn 681 ngàn đơn vị. Chỉ số định giá P/E và P/B hiện tại lần lượt đang ở mức 17.17 lần và 1.97 lần, tại thời điểm cuối quý 3/2014 lần lượt là 13.52 lần và 1.61 lần.

Kết quả kinh doanh và Chỉ số tài chính tóm tắt của VCB (Nguồn: VietstockFinance)

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Ngày 06/01/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (06/01/2015)

>   Tuần 05 - 09/01/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (04/01/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 05 - 09/01/2015 (04/01/2015)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: TCM - CTCP Dệt May - ĐT - TM Thành Công (06/01/2015)

>   Ngày 30/12/2014: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (30/12/2014)

>   Trading System Tuần 29 – 31/12: Các hệ thống đang ”ủng hộ” đà giảm (31/12/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 29-31/12/2014 (28/12/2014)

>   Tuần 29 – 31/12/2014: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (28/12/2014)

>   Những chiến thuật đầu tư hiệu quả trong năm 2014 (26/12/2014)

>   Ngày 25/12: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (25/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật