Thứ Bảy, 08/11/2014 10:14

Gia tăng nguy cơ hoang mạc hóa ở Việt Nam

Nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, diện tích đất bị hoang mạc hóa mở rộng, thậm chí có thể bị sa mạc hóa.

* Kinh tế Đồng bằng sông cửu long: Đừng để mất thế mạnh sân nhà

* Đồng bằng sông Cửu Long thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra

Đây là những thông tin đáng chú ý trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Sa mạc hóa gây thiệt hại chỉ sau bão lũ

Theo Cục Lâm nghiệp, Việt Nam có khoảng hơn 9 triệu ha đất bị hoang hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc, trong đó có 2 triệu ha đất đang sử dụng bị thoái hóa nặng.

Ngoài những vùng đất bị hoang mạc hóa, nhiều dải cát ven biển Việt Nam còn bị hiện tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích trên 400 nghìn ha và ĐBSCL với diện tích 43 nghìn ha.

Hiện Việt Nam đã xác định được 4 địa bàn ưu tiên chống sa mạc hóa là Duyên hải miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên.

Sa mạc hóa hiện đang là một trong những loại hình thiên tai đang xảy ra ở Việt Nam và mức độ gây thiệt hại do hạn hán và sa mạc hóa được xếp hạng thứ 3, chỉ đứng sau lũ lụt và bão. Nếu không có những biện pháp cụ thể và quyết liệt, tình trạng hoang mạc hóa sẽ còn gây tác động đến môi trường sinh thái và môi trường sống trong nhiều năm nữa.

Hoang mạc hóa đất không chỉ làm làm suy kiệt tài nguyên sinh vật mà còn tác động tiêu cực đến đời sống an sinh xã hội. Trong đó, rõ nét nhất là làm giảm diện tích đất canh tác nông ngư nghiệp, gây khó khăn trong đời sống sản xuất của người dân trong vùng hoang mạc. Ngoài ra, sa mạc hóa đất đai còn khiến cho nguồn lương thực và nguồn nước bị cạn kiệt theo, gây ra sự bất an trong xã hội.

Thích ứng để chống hoang mạc hóa

Theo tổng kết của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), kinh nghiệm quốc tế về chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa gồm có: Sống chung với hạn hán để cải thiện tình hình, tăng cường công tác quản lý lưu vực sông và bảo vệ tài nguyên nước, áp dụng cơ cấu cây trồng và hệ sinh thái nông nghiệp thích ứng…

Mặt khác, theo các chuyên gia, những hoạt động của con người và biến đổi khí hậu là 2 yếu tố tác động mạnh đến quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa trên phạm vi cả nước.

Trong đó, nhiệt độ tăng cao, nắng nóng, khôn hạn kéo dài, mực nước biển dâng cao, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét… đều gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu. Kéo theo là quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa sẽ diễn ra khắc nghiệt hơn, diện tích đất bị thoái hóa và diện tích hoang mạc hóa sẽ mở rộng hơn trong tương lai.

Vì vậy, một chiến lược lâu dài với những giải pháp ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu sẽ góp phần tác động tích cực hạn chế và cải thiện tình trạng hoang mạc hóa ở Việt Nam. Mới đây trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, đoàn giám sát cũng đã kiến nghị Quốc hội nghiên cứu đưa nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong các nội dung của Nghị quyết phát triển KT - XH hàng năm và 5 năm.

Trên thực tế ở Việt Nam, nhiều cộng đồng dân cư ở các vùng khô hạn, hoang mạc đã và đang “sống chung” với hoàn cảnh thiếu nước, xâm nhập mặn và xu thế mở rộng hoang mạc hóa. Nhiều mô hình canh tác thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn cũng được bà con sáng tạo và áp dụng đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

Đồng thời, người dân cũng thực hiện nhiều giải pháp thích ứng với tác động của hạn hán, xâm nhập mặn gây nên bởi biến đổi khí hậu như sử dụng các biện pháp thu trữ nước, bảo vệ nguồn nước và đất chống hoang mạc, xác lập phương thức sản xuất nông - lâm - thủy sản phù hợp…

B. An (tổng hợp)

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Triển vọng hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam-Israel (08/11/2014)

>   Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Còn nguyên mối lo quản trị (07/11/2014)

>   Thấy gì từ làn sóng nhập xe hạng sang về Việt Nam? (07/11/2014)

>   Twitter lần đầu tìm kiếm hợp tác với nhà phát triển ứng dụng Việt (07/11/2014)

>   “Thay áo” cho thương mại biên giới (07/11/2014)

>   Ngấm đòn khủng hoảng, DN đã nhỏ càng thêm yếu (07/11/2014)

>   Bộ Tài chính đề nghị kiểm tra giá cước vận tải (07/11/2014)

>   Giá thuốc và thiết bị y tế có thể rẻ hơn (06/11/2014)

>   Bãi bỏ thêm 114 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (06/11/2014)

>   Thị trường bánh ngọt cạnh tranh khốc liệt (06/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật