Thứ Năm, 11/09/2014 16:51

“Làm ăn” trong rừng luật

Người dân có thể “làm luật” giữa đường với một cảnh sát giao thông, “làm luật” ngay công trình xây dựng với cán bộ cấp phép hoặc thanh tra xây dựng...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng chính sự phức tạp trong hệ thống pháp luật đã tạo cơ hội cho một bộ phận cán bộ, công chức “làm ăn”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhận xét hệ thống pháp luật VN phức tạp nhất thế giới. Trong khi có vị đại biểu Quốc hội ví von ở ta có cả rừng luật nhưng nhiều khi ngoài xã hội người ta vẫn ứng xử với nhau bằng “luật rừng”

Và hôm kia, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng chính sự phức tạp này đã tạo cơ hội cho một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính “làm ăn”.

Chủ tịch Quốc hội đưa ra ý kiến này tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách khi ông kiên quyết bảo vệ quyền tự do kinh doanh - một trong những quyền cơ bản của con người.

Chính những quy định cấm đoán, điều kiện phi lý được đặt ra trong nhiều đạo luật, nghị định và tầng tầng lớp lớp thông tư, văn bản cấp bộ và của chính quyền địa phương đã “giúp” một bộ phận cán bộ, công chức có “đất làm ăn” và vớ bẩm nhờ cơ chế xin - cho, còn người dân và doanh nghiệp dở khóc dở mếu mỗi khi gõ cửa công quyền.

“Các ông ấy cấm ở mọi nơi. Như chỉ được mua ximăng trong tỉnh, chỉ uống bia sản xuất trong tỉnh nhà...” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Có lẽ chẳng nơi đâu trên thế giới này, hai từ “làm luật” được nhắc đến nhiều như ở VN. Người dân có thể “làm luật” giữa đường với một cảnh sát giao thông, “làm luật” ngay công trình xây dựng với cán bộ cấp phép hoặc thanh tra xây dựng...

“Luật” được thông qua rất nhanh nhờ chung chi. Tại sao phải chung chi? Không ít người trả lời biết làm thế là sai nhưng vẫn làm vì thuận tiện, đỡ mất thời gian và nếu không chung chi thì nhiều khi sẽ bị “hành” cho ra bã. “Hành chính tức hành là chính” - câu nói vui, đau, nhưng quen thuộc với nhiều người.

“Ở nước ngoài luật rất nghiêm nhưng người ta không kêu ca, còn ở ta luật không nghiêm mà người ta lại kêu ca. Đó là kêu ca ở chỗ khác chứ không phải kêu ca luật” - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Trần Du Lịch bình luận. Đó chỉ là một trong nhiều nguyên nhân của tình trạng trên.

Có thể kể ra những nguyên nhân quan trọng khác: Thứ nhất là Quốc hội ban hành nhiều quy định “khung, ống” trong các đạo luật khiến Chính phủ, các bộ ngành phải ban hành nhiều nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn.

Nói như Chủ tịch Quốc hội, khi xây dựng văn bản pháp quy bộ ngành nào cũng muốn giữ lấy “cái sân” của mình, trước hết là để giành lấy phần dễ cho người quản lý và đẩy cái khó cho người dân, sau đó có thể là để có “đất làm ăn”.

Thứ hai, như Bộ trưởng Hà Hùng Cường phân tích, VN có quá nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí là chủ tịch xã. Vậy nên mới có những văn bản kiểu như... phải uống bia tỉnh nhà.

Dẹp bỏ rừng luật, chuyện tưởng dễ nhưng không hề đơn giản.

Lê Kiên

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thực phẩm, đồ uống: Cạnh tranh bằng thương hiệu mạnh (11/09/2014)

>   Doanh nghiệp nông thủy sản đánh giá cao cải cách thủ tục hải quan (11/09/2014)

>   Vinalines phải tự đàm phán về các khoản nợ với các TCTD (11/09/2014)

>   Công ty điện lực có dấu hiệu “vượt rào” cho tư nhân kiểm định (11/09/2014)

>   Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam (11/09/2014)

>   Cơ hội bảo vệ sản phẩm nội (11/09/2014)

>   Sản xuất, kinh doanh bia: Quy định thiếu khả thi (11/09/2014)

>   ​Trên sắm đồ xịn, dưới chẳng ai dùng (11/09/2014)

>   Kiểm soát chặt bột ngọt Trung Quốc nhập khẩu giá rẻ (11/09/2014)

>   Đề xuất thành lập tổ công tác xử lý phụ phí vận tải biển (11/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật